1. Các loại dụng cụ làm bánh trung thu cơ bản
Dụng cụ làm bánh trung thu thì có rất nhiều. Bước đầu tư các dụng cụ làm bánh ban đầu, có thể chiếm một khoản khá lớn. Tuy nhiên, ngay sau đó bạn sẽ cảm thấy hài lòng ngay. Vì chứng kiến những mẻ bánh thơm ngon do chính tay mình làm ra. Khi làm một mẻ bánh trung thu. Những nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị sẽ là:
1.1. Khuôn làm bánh trung thu
Nhắc đến dụng cụ làm bánh trung thu, thì bạn sẽ nghĩ ngay đến khuôn làm bánh. Hiện nay, đang có khoảng 19 loại khuôn bánh trung thu trên thi trường. Nhưng, để đơn giản lại, có thể phân chúng thành các loại khuôn như: Khuôn gõ, khuôn lò xo, khuôn gỗ, khuôn nhựa, khuôn Singapore, khuôn silicon,…Trong đó, khuôn silicon là khuôn rẻ hơn. Giá thành trong khoảng từ 25 000đ đến 80 000đ. Loại khuôn này rất thích hợp làm bánh trung thu rau câu. Khuôn gỗ là khuôn được làm thủ công bằng tay, nên giá thánh có nhỉnh hơn. Giá khuôn gỗ trung bình nằm khoảng từ 100 000đ đến 150 000 đ. Khuôn Singapore có giá thành đắt nhất từ 100 000đ đến 250 000đ. Loại khuôn này có hoa văn rất sắc nét, nên bánh làm ra nhìn rất đẹp và bắt mắt.
1.2. Lò nướng bánh
Nếu bạn muốn làm bánh trung thu dẻo, thì không cần chuẩn bị lò nướng. Còn nếu bạn muốn làm bánh trung thu nướng thì nên mua hoặc chuẩn bị một chiếc lò nướng bánh. Lò nướng dùng làm bánh trung thu, cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Dung tích lò phù hợp, không quá nhỏ. Thường thì lượng dung tích tổi thiểu được khuyến nghị là từ 30 lit trở lên. Một số loại bánh cỡ lớn thì sẽ phù hợp với lò từ 40 lit trở đi.
- Bộ phận tạo nhiệt được đảm bảo. Các thanh nhiệt trong lò còn nguyên vẹn và không bị hư. Dùng lò vi sóng để nướng bánh không được các chuyên gia làm bánh khuyên dùng. Bởi vì, lò vi sóng không có đủ hai thanh nhiệt để cung cấp nhiệt lượng cần thiết cho bánh chín đều và đẹp.
- Có thể điều chỉnh dễ dàng các chế độ như thời gian, nhiệt độ.
1.3. Dụng cụ cân đong
Cân điện tử: Đây là dụng cụ hữu hiệu, giúp bạn ước lượng chính xác trọng lượng của các nguyên liệu sử dụng. Nhờ vậy sẽ đảm bảo làm ra chiếc bánh trung thu ngon đúng với công thức. Cân có sức chịu trong khoảng từ 1 đến 3 kg sẽ cho kết quả chỉnh xác và tỉ mỉ hơn những loại khác.
Bộ thìa đong: Ngoài chia theo gam hay ml thì dùng thìa để đong đếm là một cách vừa chính xác vừa thuận tiện.
Cốc đong chia vạch: Các loại cốc từ nhỏ đến to có chia vạch rõ ràng. Đây là công cu hữu hiệu cho chị em đong đếm chất lỏng như nước, nước đường, nước trái cây,…
1.4. Dụng cụ trộn, cán bột
Rây bột: Chiếc rây sẽ tránh cho các loại bột hoặc đường bị vón cục.
Thìa trộn bột: Thìa gỗ có thể sẽ được dùng đến trong khâu trộn bột bánh.
Phớt trộn bột: Phớt có hình dạng giống như một chiếc xẻng. Phớt mềm vì được làm từ silicon. Chiếc phớt ngoài hữu dụng để trộn bột, còn giúp bạn vét thành và phần đáy tô trộn bột gọn gàng nữa.
Thanh cán bột: Dùng để cán bột thành từng lớp mỏng bao phần nhân bánh trung thu.
Bình xịt, chổi phết: Bình xịt sẽ được sử dụng để xịt nước lên bánh sau khi nướng. Sau khi xịt nước, bạn sẽ cần dùng đến chổi phết để phớt một lớp dầu lên miếng bánh.
Giấy nến, vải silicon: Giúp chống dính cho đế bánh.
Xẻng xúc bánh: Giúp di chuyển bánh dễ dàng.
Ngoài ra, còn một số dụng cụ làm bánh trung thu khác: Túi, hộp đựng bánh trung thu,găng tay nilong, dao cắt bột, tấm nướng silicon (làm bề mặt để đóng bánh), khay bánh, máy hàn miệng (không cần thiết).
2. Các dụng cụ làm bánh trung thu được dùng khi nào?
Một cách nhìn tổng hợp về cách dùng của từng loại dụng cụ trong quá trình làm bánh là cần thiết. Điều này giúp chúng ta hình dung rõ ràng mình nên dùng loại dụng cụ nào để phù hợp với nguyên liệu làm bánh trung thu đã chuẩn bị, cũng như công thức đã chọn. Nhờ đó, chị em sẽ biết cách chuẩn bị và bố trí hợp lý các dụng cụ trong gian bếp của mình thật logic.
2.1. Dụng cụ làm bánh trung thu nướng
Bước trộn vỏ bánh cần: Tô trộn bột, cân điện tử, găng tay nilong (nên mua găng có các hạt li ti giúp chống dính), bao nhân và khuôn tạo hình cho bánh, phớt trộn bột.
Bước bao nhân và đóng khuôn tạo hình bánh: Dao Scraper giúp cắt chia bột vỏ và nhân tiện hơn, cây cán bột phẳng đều để bao nhân, cân điện tử nhạy với khối lượng nhỏ (nên mua cân có độ chia nhỏ nhất 1 gram), khuôn làm bánh trung thu, tấm nướng silicon làm bề mặt để đóng bánh.
Bước nướng bánh cần: Đồ chống dính cho đế bánh (giấy nến, vải silicon), bình xịt nước, chổi lông nhỏ, mịn để phết dầu lên mặt bánh lúc nướng xong, găng tay giúp bảo vệ đôi tay khỏi nguồn nhiệt.
Bước sau nướng bánh: Xẻng xúc để di chuyển bánh dễ dàng, giá hong bánh nguội.
2.2. Dụng cụ làm bánh trung thu dẻo
Bước chuẩn bị nguyên liệu: Cân điện tử, bộ thìa đong nước hoa bưởi và dầu ăn, rây mắt nhỏ giúp làm bột tơi và mịn hơn.
Bước trộn bột cần: Tô trộn bột, găng tay nilong, phới lồng hoặc máy đánh trứng
Bước bao nhân và đóng bánh cần: Scraper để chia nhân và bột vỏ, cán bột làm đều lớp vỏ, khuôn để làm bánh trung thu tùy theo thói quen và sở thích, tấm nướng silicon để đóng bánh
Bước sau đóng bánh: Xẻng xúc để di chuyển bánh.
Trên đây đều là những dụng cụ làm bánh trung thu đã được phân loại rõ ràng. Chỉ cần đầu tư một lần là có thể làm ra hàng ngàn chiếc bánh do chính tay mình làm ra. Nếu có ý định làm bánh lâu dài thì chị em nên sắm cho mình bộ đồ nghề đầy đủ. Chúc chị em nhanh cho ra lò những chiếc bánh trung thu thật hấp dẫn cho gia đình mình nhé.
Oanh Nguyễn tổng hợp