1. Thành phần bánh nướng bánh dẻo
Bánh trung thu được chia ra làm rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại có những đặc trưng riêng từ kiểu bánh, hoa văn, nhân bánh, thành phần vỏ bánh,…Tuy nhiên, tất cả những loại bánh đó đều có chung những thành phần giống nhau là:
- Vỏ bánh: Bột mì và bột nếp là hai loại bột bánh trung thu thường được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, đến nay, đã có nhiều loại nguyên liệu khác nhau, được sử dụng để thêm vào làm nguyên liệu vỏ bánh khác nhau. Như là: rau câu, khoai lang tím, trà xanh, socola,…
- Nhân bánh: Nhân bánh trung thu cũng rất đa dạng với nhiều hương vị từ truyền thống cho đến hiện đại. Có thể kể đến như đậu xanh, đậu đỏ, thập cẩm, trứng muối, hạt sen, thập cẩm gà quay, nhân dừa, đậu đỏ, socola, trà xanh, phô mai, jambon, các loại trái cây,…
2. Các loại bánh trung thu phổ biến hiện nay
2.1. Loại bánh nướng bánh dẻo truyền thống
Chiếc bánh nướng và bánh dẻo được xem là 2 loại bánh trung thu truyền thống của người châu Á nói chung. Chúng đều có từ các mùa trung thu đầu tiên cách đây rất lâu rồi. Cách làm bánh trung thu nướng thì cầu kì và trải qua giai đoạn nướng phức tạp hơn. Đến nay, cứ mỗi dịp trung thu thì người ta vẫn thường làm và mua hai loại bánh truyền thống này.
2.2. Loại bánh trung thu hiện đại
Bánh trung thu hiên đại là một loại bánh mới xuất hiện. Loại bánh này được cánh điệu, cải tiến thêm hoa lá và màu sắc bắt mắt với nhiều kiểu dáng khác nhau rất được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp chế biến loại bánh này gần giống với cách làm bánh truyền thống thông thường. Tuy nhiên, phần tạo hình sẽ phức tạp hơn bằng sử dụng thêm các khuôn hoa lá bắt mắt để gắn lên bánh.
2.3. Bánh rau câu trung thu
Chiếc bánh rau câu thông thường có thể được biến tấu về mặt kiểu dáng và kích thước sẽ thành món bánh rau câu trung thu. Vì vậy, thay vì dùng những kiểu bánh quen thuộc, bạn có thể biến tấu dùng bánh rau câu để đổi không khí nhé.
2.4. Bánh chay trung thu
Loại bánh này được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu chay, là một trong các món ăn chay hấp dẫn của mùa Rằm tháng Tám. Vị của nó hơi khác, nhưng cũng rất ngon và lạ miệng. Các bạn có thể mua về để thưởng thức với gia đình trong các dịp trung thu, đặc biệt là khi gia đình có người ăn chay.
2.5. Bánh trung thu với nguyên liệu tốt cho sức khỏe
Đó là những chiếc bánh dành riêng cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường,…sử dụng trong dịp lễ đặc biệt này. Các thành phần của chiếc bánh được biến tấu khéo léo để phù hợp với đối tượng mà nó hướng tới. Những chiếc bánh này được làm chủ yếu thừ thành phần tự nhiên và sử dụng đường Isomalt, Maltiol rất an toàn với sức khỏe.
3. Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trung thu
3.1. Nguyên liệu làm bánh nướng bánh dẻo truyền thống
Tùy vào từng loại bánh khác nhau mà nguyên liệu làm ra chiếc bánh trung thu cũng khác nhau. Trong đó:
- Khi làm bánh nướng thì bạn cần chuẩn bị: Bột mì làm vỏ bánh nướng – Có thể là bột mì đa dụng hoặc bột bánh ngọt; Nước tro tàu (không cần thiết) để làm vỏ bánh mềm hơn; Nước đường bánh nướng; Nhân bánh nướng như: Trứng muối, các loại đậu, các loại hạt, nhân thập cẩm.
- Khi làm bánh dẻo thì bạn cần chuẩn bị: Bột làm bánh dẻo – loại bột nếp rang sẵn; nước đường làm bánh dẻo; Nước hoa bưởi; Bột màu tự nhiên; Nhân bánh dẻo – là các loại đậu, hạt và mạch nha để nhân bánh kết dính lại với nhau khi sên.
3.2. Dụng cụ làm bánh trung thu
Để làm ra chiếc bánh ngon và đảm bảo chất lượng từ hình thức đến hương vị, thì cần phải có dụng cụ phù hợp. Các dụng cụ làm bánh trung thu có thể được liệt kê ra như:
- Khuôn làm bánh trung thu: Có nhiều loại khuôn bánh trung thu khác nhau với giá giao động từ 20 000đ đến 300 000đ. Chẳng hạn như: Khuôn gỗ, khuôn nhựa, khuôn lò xo, khuôn silicon, khuôn Singapore, …
- Lò nướng bánh trung thu: Nếu làm bánh dèo thì không cần dùng lò nướng. Còn làm bánh dẻo thì lò nướng là một trong những điều kiện tiên quyết rồi. Bạn không nên dùng lò vi sóng thay cho lò nướng vì lượng nhiệt tỏa ra sẽ không đảm bảo. Khiến chiếc bánh nướng không chín hoặc chín không đều, nhìn không đẹp mắt.
- Dụng cụ cân đong: Cân điên tử (nên mua loại có sức chịu từ 1 đến 3 kg), cốc đong, thìa đong, …
- Dụng cụ trộn và cán bột: Rây bột, thìa trộn bột, phớt trộn bột, thanh cán bột, bình xịt, chổi phết, giấy nên hoặc giấy vải silicon, xẻng xúc bánh.
4. Cách làm bánh trung thu các loại
4.1. Cách làm bánh nướng trung thu
4.1.1. Trộn vỏ bánh
- Rây bột làm bánh nướng (bột mì, bột bánh ngọt hoặc bột trộn sẵn).
- Bỏ trứng và các nguyên liệu khác vào tô bột đã rây trôn đều cho nguyên liệu hòa quyện.
- Nhào bột bánh đã trộn thành khối mịn.
- Dùng nilong bọc kín khối bột đã nhồi để bột không bị khô.
4.1.2. Chuẩn bị các dụng cụ để đóng bánh
- Cân điện tử để xác định trọng lượng vỏ bánh.
- Khuôn bánh nướng (khuôn lò xo, khuôn gỗ,…).
- Miếng silicon làm mặt phẳng để đóng bánh. Nếu không có miếng silicon thì có thể sử dụng mặt bàn phẳng sạch.
- Cây cán bột hoặc chai thủy tinh thay thế.
- Tấm lót nướng silicon hoặc giấy nến để trải lên khay nướng.
- Khay nướng.
- Chổi quét dầu ăn.
4.1.3. Làm nhân bánh
- Chia nhân thành các phần nhỏ rồi vo tròn.
- Chuẩn bị một chút bột áo.
- Dầu ăn để chống dính khuôn.
4.1.4. Bọc nhân và đóng bánh
- Sau khi chờ bột thì canh khoảng 30 đến 40 phút thì đóng bánh.
- Dùng cân chia bột thành nhiều phần và ứng với lượng nhân bánh đã vo tròn bên trên.
- Dùng cây cán bột cán các miếng bột mì làm vỏ bánh thành các miếng hình tròn rồi để nhân bánh lên. Sau đó đem bọc nhân bánh với vỏ bánh thành một quả cầu.
- Cho viên bánh vừa làm xong vào khuôn đóng bánh. Ép nhẹ để viên bánh dàn đều trong khuôn. Nên xoa bột áo ở đế bánh giúp bánh không bị dính vào mặt bàn khi đóng bánh. Ấn cho bánh đầy chặt khuôn rồi lấy bánh ra.
- Xếp bánh ngay ngắn lên khuôn rồi chuyển vào khay nướng. Bạn nướng bánh hai lần, sau mỗi lần dùng chổi quét hỗn hợp dầu với trứng lên mặt bánh để làm cho bánh mềm và sánh mươt.
4.2. Cách làm bánh dẻo trung thu
- Nấu nước đường làm nước đường bánh dẻo với đường và nước nóng.
- Làm nhân bánh: Có thể làm bánh trung thu nhân đậu xanh kết hợp các nguyên liệu khác, nhân trái cây, nhân thập cẩm,…tùy thuộc và lựa chọn của bạn. Nhân bánh dẻo thường được sên với lửa nhỏ thành dàng bột dẻo mịn. Sau khi sên, bạn vo nhân thành từng viên trong và bọc kín để nhân không bị khô.
- Làm bột bánh: Bột bánh thường được làm từ nước đường, một ít nước hoa bưởi hòa chung với bột bánh dẻo. Sau đó đem khuấy đều và nhào kỹ để tạo thành lớp bột dẻo sánh mịn.
- Bọc nhân với vỏ và đóng bánh: Chia bột vỏ bánh thành từng phần và cán dẹt ra. Cho nhân bánh vào rồi gói lại. Sau đó đem viên bánh và khuôn đóng bánh. Cho bánh dàn đều trong khuôn trước khi đóng để hoa văn rõ ráng và tránh bị méo, lệch bánh.
- Bánh sau khi đóng là có thể ăn được, không cần nướng lên. Bạn có thể để bánh trong khoảng 2 ngày để bánh dẻo và trong ăn ngon hơn.
Với những thông tin tổng hợp về bánh trung thu trên đây, hy vọng bạn đã hiểu tổng quát về ‘đặc sản mùa Trung thu” này. Từ thành phần, cấu tạo, kiểu dáng, phân loại, hương vị, đến cách làm các loại bánh trung thu đều đa dạng và phong phú. Tết Trung thu 2019 năm nay đang đến rất gần rồi. Webnauan.vn chúc bạn làm ra những chiếc bánh nướng thơm lừng, bánh dẻo mềm dai thật thơm ngon để tận hưởng niềm vui trọn vẹn bên gia đình nhé.
Mẫu Đơn tổng hợp