1. Hướng dẫn làm cơm rượu nếp lứt đơn giản nhất tại nhà
Cách làm cơm rượu nếp lứt đơn giản nhất chỉ cần dùng men ngọt với tỷ lệ tương ứng trộn với cơm nếp lứt lên men cùng rượu trắng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sáng tạo món cơm rượu lứt muối mè cực ngon. Sự đổi vị mới lạ này sẽ giúp món cơm rượu truyền thống đỡ nhàm chán hơn. Trước hết, hãy thử công thức làm cơm rượu nếp lứt cơ bản nhất nhé.
1.1. Nguyên liệu
- 1 kg gạo nếp lứt
- 1 lít rượu nếp trắng ngon (nồng độ rượu khoảng 40 độ)
- 100 gram men ngọt (bạn nên chọn loại men ngon, mới), 100 gram tương ứng với hai bánh men.
- Dụng cụ làm cơm rượu nếp lứt: Lọ thủy tinh, hoặc hũ sành, sứ
1.2. Hướng dẫn các bước ngâm cơm rượu nếp lứt đúng chuẩn
Cách làm cơm rượu nếp lứt đúng chuẩn cần tuân thủ đúng các bước bài bản: Ngâm gạo lứt và nấu chín, giã men cơm rượu, trộn cơm nếp lứt với men và ngâm trong dụng cụ chuyên dụng. Để thực hiện từng kỹ thuật làm cơm rượu thuận lợi, bạn làm theo hướng dẫn tiếp theo đây nhé.
1.2.1. Bước 1: Ngâm gạo nếp lứt và làm sạch men ngâm cơm rượu
Bước đầu tiên trong cách làm cơm rượu nếp lứt là bạn sẽ sơ chế các loại nguyên liệu. Trong đó, khâu ngâm nếp lứt và làm sạch men là quan trọng nhất. Bởi, nếu làm không đúng cách, thành phẩm của bạn có thể hư hỏng hoặc lên men sai quy trình. Điều này dẫn đến các tình trạng cơm rượu bị đắng, bị lên ẩm mốc, không ngon như ý muốn. Theo đó, bạn lưu ý sơ chế nguyên liệu như sau:
- Với gạo nếp lứt, bạn cho vào thau nước ngâm khoảng 30 phút. Bạn nhớ tuyệt đối bạn không được vo gạo nhé (nếu bạn vo gạo, lớp cám bao quanh gạo sẽ bị mất đi. Chính lớp cám này lại là thành phần mang giá trị dinh dưỡng rất cao).
- Với men ngọt, bạn làm sạch, sau đó giã nát ra thành một lớp mịn màng.
1.2.2. Bước 2: Nấu cơm nếp lứt
- Bạn cho gạo nếp lứt vào cơm điện rồi nấu thành cơm. Cách làm cơm rượu nếp lứt làm từ loại gạo cứng hơn so với gạo thông thường nên thời gian nấu lâu hơn một chút.
- Nếu gạo lứt đã chín nhưng chưa đủ độ mềm, thì theo mẹo dân gian, bạn sẽ cho thêm một ít nước sôi vào nồi cơm điện. Tiếp tục nấu thêm chút nữa thì đảm bảo gạo nếp sẽ mềm ngon như ý.
- Tiếp theo, bạn chuẩn bị một cái khay, lau sạch sẽ và khô ráo.
- Sau đó, bạn cho phần cơm nếp đã nấu chín giàn lên khay. Lưu ý là bạn trải một lớp mỏng thôi nhé (để nhiệt độ cơm ở mức ấm, không quá nóng cũng không quá nguội).
1.2.3. Bước 3: Trộn cơm nếp lứt với men rượu giã nhuyễn
- Với phần men ngọt bạn đã giã nhuyễn, bạn chia làm hai phần đều nhau.
- Sau đó bạn cho một phần vào cơm nếp lứt còn ấm và trộn đều lên.
- Bạn chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch, lau cho khô ráo và để hỗn hợp đã được trộn đều vào. Sau đó, bạn cho phần men ngọt còn lại vào rắc đều lên hỗn hợp trong lọ, xong xuôi bạn đậy kín nắp lọ thủy tinh lại.
- Bạn dùng một cái khăn lớn trùm kín lọ thủy tinh lại và đặt ở nơi khô ráo, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bạn để như vậy từ 2 đến 4 ngày nhé.
- Cách làm cơm rượu nếp lứt để càng lâu thì cơm rượu càng ngọt và nồng. Tùy theo sở thích mà bạn quyết định thời gian ngâm cơm rượu phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình nhé.
1.2.4. Bước 4: Ngâm cơm rượu nếp lứt lên men
- Sau khoảng 2 đến 4 ngày, bạn mở nắp lọ thủy tinh ra và đổ rượu vào. Bạn đậy kín nắp lại và ngâm tiếp khoảng 2 tuần. Sau 2 tuần là bạn đã có thành phẩm cơm rượu nếp lứt tuyệt vời rồi đấy!
- Với cách làm cơm rượu nếp lứt này, sản phẩm của bạn sẽ bảo quản được lâu hơn.
2. Cách làm cơm rượu nếp lứt ngon với muối mè, nước dừa tươi mới lạ
2.1. Nguyên liệu
- Nước dừa tươi: Lấy từ 10 trái (giữ lại vỏ dừa)
- Gạo nếp lứt đã sơ chế theo hướng dẫn ở trên: 1 kg
- Muối ăn: 1 thìa cà phê (tương ứng 0,5 gram)
- Mè rang: 100 gram
- Đậu xanh: 200 gram
- Men ngọt làm cơm rượu: 2 – 3 viên giã nhuyễn
- Nước đường pha loãng: 50 ml
2.2. Hướng dẫn ngâm cơm rượu nếp lứt với muối mè, nước dừa béo ngon
2.2.1. Sơ chế nguyên liệu
- Bạn thực hiện công đoạn ngâm gạo nếp nở mềm như cách làm cơm rượu nếp lứt đầu tiên. Men ngọt thì đem giã nhuyễn, để riêng.
- Với đậu xanh thì bạn chọn hạt tròn, to, đẹp, cũng ngâm trong thau nước sạch khoảng 4 tiếng cho nở mềm hạt.
2.2.2. Cách ủ cơm rượu nếp lứt với nước dừa, muối mè
- Khi nấu cơm nếp lứt, trước đó, bạn trộn đều nguyên liệu này với đậu xanh đã đãi vỏ cùng nước dừa ngấm đều khoảng 20 phút. Khi nấu, bạn cho 1 thìa cà phê muối vào gạo nhé.
- Cơm nếp lứt chín, bạn rải ra khay và rắc mè lên trên, trộn thật đều.
- Đến khi cơm còn ấm ấm thì bạn bắt đầu rắc men lên thực hiện công đoạn trộn men như hướng dẫn đầu tiên ở trên.
- Sau đó, cho hỗn hợp cơm nếp lứt với men vừa trộn vào từng phần vỏ dừa.
- Lấy phần nước đường đã chuẩn bị sẵn, rưới đều lên trên hỗn hợp cơm.
- Đậy kín các nắp dừa lại, ngâm lên men chừng 3 ngày sau là có thể dùng được. Cách làm cơm rượu nếp lứt này có hương vị vô cùng độc đáo. Đó là sự kết hợp giữa vị béo ngậy nước dừa tươi, với mè rang muối mằn mặn đỡ ngán.
2.2.3. Cách ngâm rượu nếp lứt muối mè ngon
Cách làm cơm rượu nếp lứt sau khi lên men mà muốn thực hiện tiếp công đoạn làm rượu nếp thì cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chắt phần nước cơm rượu tiết ra trong quá trình ủ lên men trong mỗi trái dừa, đổ vào các chai/ hũ thủy tinh. Bảo quản chúng ở các vị trí thoáng mát và không chịu ánh sáng trực tiếp từ mặt trời để lên men thêm vài tháng sẽ lên vị cay nồng, beo béo vô cùng hấp dẫn. Cách làm cơm rượu nếp lứt này mà được áp dụng ngày Tết là đảm bảo khách đến nhà khen ngon đáo để, quên lối về!
3. Những lưu ý về kỹ thuật làm cơm rượu nếp lứt lên men không bị đắng, mốc
- Lúc rải men ngọt lên cơm nếp lứt, bạn nên đợi cơm hạ nhiệt độ xuống còn khoảng từ 35 – 40 độ C (nghĩa là còn hơi ấm). Nếu bạn để lúc cơm còn nóng thì men ngọt sẽ bị chết. Ngược lại, nếu để lúc cơm đã nguội thì men sẽ làm hỏng cơm, cách làm cơm rượu nếp lứt khi lên men sẽ thất bại.
- Khi chọn men ngọt, bạn không nên chọn loại có tỷ lệ men quá nhiều. Vì điều này sẽ khiến cơm rượu lên men ăn vào rất nồng và có vị đắng khó ăn.
- Nhiệt độ môi trường tốt nhất để ngâm cơm rượu nếp lứt là ở khoảng từ 20 – 25 độ C. Bạn nên ủ cơm ở nơi có ít ánh sáng để thành phẩm được ngon hơn.
5. Ăn cơm rượu nếp lứt có tốt cho sức khỏe hay không?
5.1. Cơm rượu nếp lứt – món ngon bài thuốc trong Đông y
Nhiều người thường lo lắng ăn cơm rượu có tốt không, vì đây là loại thức ăn được chế biến bằng cách ngâm men với vi khuẩn. Ít ai biết rằng, chính cách chế biến món ăn này lại đem đến nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa, hoạt động đường ruột. Trong Đông y, cơm rượu như là một món ngon bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh kì diệu. Trong đó, phải kể đến khả năng chữa kiết lị, ngăn ngừa một số tác nhân gây ung thư.
Hơn nữa, cách làm cơm rượu nếp lứt còn tận dụng được thành phần dinh dưỡng có từ loại gạo được ví như “thần dược” của người Nhật. Có 3 loại gạo lứt phổ biến: nếp lứt trắng, gạo lứt đỏ và lứt đen. Khi nấu cơm rượu, bạn dùng loại nào cũng được. Màu cơm rượu nếp lứt đen hơi giống cách làm cơm rượu nếp than của người Bắc. Khác với cách làm cơm rượu nếp cái hoa vàng, món cơm rượu nếp lứt trắng có hạt dài hơn và màu hơi đục.
5.2. Giá trị dinh dưỡng “thần thánh” của gạo nếp lứt
Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt, kích cỡ dài. Đây là loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng nhất trên thế giới, chứa đủ 3 thành phần quý giá nhất của một loại hạt ngũ cốc. Bao gồm: Lớp bên ngoài (lớp cám, chứa nhiều chất xơ), lớp lõi (giàu dinh dưỡng, còn gọi là lớp mầm), và lớp nội nhũ (lớp giữa giàu tinh bột).
Gạo nếp lứt có hàm lượng calo tương đối thấp (khoảng 370 calo mỗi chén), không chứa gluten và có thể kết hợp được nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, cách chế biến đặc trưng của người Việt là cách làm cơm rượu nếp lứt. Món ngon này không chứa chất béo chuyển hóa hay cholesterol. Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời thế này, chẳng có lý do gì chúng ta lại từ chối món cơm rượu ngon làm từ nếp lứt, đúng không nào!
Cách làm cơm rượu nếp lứt ở bước chọn nguyên liệu bạn phải thật cẩn thận và tinh tế thì thành phẩm sẽ đảm bảo bổ dưỡng như bạn mong muốn. Với ai mới bắt đầu ăn cơm rượu nếp lứt, bạn sẽ cảm thấy vị cơm khó ăn và cơm hơi thô ráp. Nhưng khi ăn đã quen, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon, ngọt và thơm nồng của món ăn bổ dưỡng này. Chúc các bạn thành công với món cơm rượu nếp lứt nhé!
Hoài Thương tổng hợp