1. Các món ăn, phong tục ngày Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ đâu, ý nghĩa gì?
Nên ăn gì vào ngày Tết Đoan Ngọ để vừa lưu giữ nét đẹp truyền thống của người Việt, vừa đảm bảo sức khỏe là điều mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Bởi vì, Tết Đoan Ngọ là lễ “diệt dâu bọ” diễn ra vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm (nhằm vào thứ 6, ngày 7 tháng 6 năm 2019 Dương lịch). Đây cũng là thời điểm các loại trái cây, món ngon ngày hè nở rộ. Tùy mỗi khu vực mà người ta thưởng thức ẩm thực Tết Đoan Ngọ theo cách riêng của mình.
Xét về nguồn gốc, Tết Đoan Ngọ là một phiên bản khác của lễ hội thuyền rồng “Duanwu” của người Hoa, đã được biến tấu lại theo phong cách của người Việt. Về ý nghĩa tên gọi, ngày lễ bắt đầu vào buổi trưa (từ 11 giờ đến 13 giờ), tương ứng với giờ Ngọ của người Trung Quốc. Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời ở gần trái đất, là “ngày giữa hè” (Hạ chí). Ở Việt Nam, ngày lễ này cũng trùng với giỗ của mẹ Âu Cơ.
Ngoài ra, còn một cái tên khác cho ngày lễ này là Tết “diệt sâu bọ”. Sở dĩ có cái tên này là do bắt nguồn từ một thực tế là người nông dân – cứ đến thời điểm này trong năm – là phải loại bỏ hết các loài sâu, bọ gây hại cho cây trồng. Để từ đó, họ bắt đầu trồng trọt cho mùa vụ mới. Để hoàn thành tốt điều này, cả sinh vật và con người đều phải trở nên mạnh mẽ hơn – cả về sức khỏe, lẫn tinh thần. Nhân dịp này, cả nhà phải dậy sớm và ăn xôi, trái cây. Truyền thống ăn bánh ú, nhất là bánh ú tro, cũng xuất phát từ niềm tin rằng, bánh làm từ gạo nếp sẽ giúp giết chết bất kì loại ký sinh trùng không mong muốn nào.
2. Nên ăn gì trong Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam?
2.1. Ngày Tết Đoan Ngọ ăn bánh gì?
Hầu hết các vùng ở Việt Nam dùng bánh tro bày mâm cúng Tết “diệt sâu bọ”. Riêng người dân tộc Mường Khương (người Nùng) lại cúng bánh khúc nhân ngày lễ đặc biệt này. Bánh tro tượng trưng cho tính âm do chứa nhiều nguyên liệu thực vật có chứa Kali, Canxi,…Bánh ú tro được nấu từ gạo nếp, tạo hình tam giác. Bánh được gói lại bằng lá tre, nên có mùi thơm rất hấp dẫn.
Theo các chuyên gia Đông y, bánh ú tro tàu ăn dễ tiêu hóa, tính mát, vị nhạt và phù hợp với mọi đối tượng. Thế nên, về ý nghĩa tâm linh, bánh nếp tro tàu được xem như là món ăn ngày Tết Đoan Ngọ có tác dụng cân bằng lại các chất độc hại từ nhiều loại thực phẩm khác.
Đó là truyền thống, còn ngày nay, bạn có thể sử dụng thêm nhiều món ngon để đa dạng mâm cúng. Ở miền Tây, nhiều gia đình xem ngày 5/5 Âm lịch hàng năm là thời điểm sum họp. Thế nên, họ dùng những món bánh mang đặc trưng ẩm thực của mình để tổ chức ngày lễ. Cách làm bánh xèo miền Tây vàng ươm đẹp mắt chính là một trong số đó.
2.2. Ăn gì ngày Tết Đoan Ngọ với các loại trái cây nhiệt đới ngày hè?
Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùa hè. Thế nên, các loại trái cây nhiệt đới chính là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi Tết Đoan Ngọ ăn gì để không bị nóng.
Ở nhiều tỉnh miền Tây – nơi trái cây trù phú – thường tổ chức Lễ hội trái cây với nhiều hoạt động sôi nổi. Chẳng hạn, ở Bến Tre thường có hội thi xếp hoa quả. Hoặc, ở khu du lịch – công viên giải trí Suối Tiên, cũng tổ chức các buổi triễn lãm trái cây bốn mùa sắp xếp tạo hình đa dạng do nhiều nghệ nhân sáng tạo nên.
2.3. Ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì với các món từ vịt?
Ở miền Trung, thịt vịt lại là các món ăn ngày Tết Đoan Ngọ được người dân yêu thích. Theo Đông y, vịt là thực phẩm sống có tính ngọt và mát. Thế nên, dùng các món ngon từ thịt vịt có tác dụng chuyển động phong huyết. Hơn nữa, còn giúp bồi bổ sinh lực, đề kháng cho người thưởng thức.
Với những đặc điểm trên, đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho băn khoăn Tết Đoan Ngọ nên ăn gì để có công dụng giải nhiệt, tăng cường sức khỏe khi mùa hè oi nồng đang đến. Thịt vịt có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Trong số đó, có thể kể đến như: gỏi vịt, cách nấu vịt nấu chao ngon, hoặc món vịt xào sả ớt đơn giản,…
2.4. Cơm rượu/ rượu nếp lên men
Cơm rượu hiểu theo nghĩa đen là rượu gạo lên men. Về hình thức, đây là những viên cơm được ngâm trong rượu và ủ cho lên men. Theo truyền thống, cơm rượu, rượu nếp ủ lên men là những món ngon chủ yếu được sử dụng trong ngày Tết Đoan Ngọ, với mong muốn diệt trừ những linh hồn xấu, côn trùng độc hại. Quá trình tạo cơm rượu không quá phức tạp, nhưng lại tốn thời gian. Để có món cơm lên men ngon, người nông dân phải thu hoạch lúa gặt từ thóc, phơi khô, và giã cẩn thận để giữ phần dinh dưỡng nhất của hạt gạo.
Lúc đầu, cơm được hấp 2 lần trong khoảng nửa tiếng, rồi để nguội. Sau đó, bạn trộn cơm với men, rồi ủ từ 2 đến 3 ngày để lên men. Thời gian ủ cơm rượu còn tùy thuộc vào thời tiết. Cơm rượu được ăn vào sáng sớm ngày hôm sau, kể từ lúc mở hũ cơm, để chiến đấu với những con sâu bọ trong bụng.
Mỗi vùng, miền đều có cách làm cơm rượu mang hương vị đặc trưng riêng. Chẳng hạn: người miền Bắc thì thường áp dụng cách làm cơm rượu nếp lứt, hoặc cơm rượu nếp than và nếp cẩm vì đây là những loại gạo được trồng chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc. Ở miền Nam, với đặc điểm gạo nếp cái hoa vàng hạt tròn đều, chất lượng, nên thường làm cơm rượu nếp cái hoa vàng để cả gia đình bên nhau thưởng thức nhân ngày lễ “diệt sâu bọ”.
2.5. Nên ăn gì ngày Tết Đoan Ngọ với các món xôi, chè?
Tương tự cơm rượu, cách nấu xôi vò, chè nấu từ gạo nếp, hạt rất được ưa chuộng ngày Tết Đoan Ngọ. Các món ngon này thể hiện cho mùa vụ thành công. Do đó, mỗi vùng miền sẽ lại có dịp thể hiện đặc trưng ẩm thực của mình qua các món xôi, chè trong ngày lễ quan trọng này. Nếu người Bắc và Nam ăn chè trôi nước, người Huế ăn chè kê để “trừ sâu bọ”.
2.6. Món trứng luộc
Trứng luộc là món ăn giàu protein, ít calo. Đây là món ăn có khả năng tăng cường khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ thị lực khỏe mạnh, cung cấp vitamin D. Từ đó, giúp phát triển hệ xương và chức năng miễn dịch. Với người dân Việt Nam, bữa ăn sáng với trứng luộc dường như là điều đã quá quen thuộc. Trứng được luộc chín, giúp trừ khử được các vi sinh vật nếu có trong trứng sống. Điều này cũng phù hợp với quan niệm “diệt sâu bọ” ngày Tết Đoan Ngọ.
Hơn nữa, theo phong tục, sáng sớm ngày lễ này, bạn cần phải dậy thật sớm. Sau khi súc miệng thì dùng cơm rượu cho sâu bọ “say”. Cơm rượu là thức ăn được lên men. Do đó, trước khi sử dụng món ăn này, bạn không được để bụng trống rỗng. Theo chuyên gia sức khỏe, nếu ăn cơm rượu khi đói sẽ dễ dẫn đến khó tiêu, đau bao tử,…Trứng luộc lại là món ngon dễ làm và vô cùng nhanh chóng. Từ nhiều lý do này, người ta thường ăn trứng luộc chín vào sáng Tết Đoan Ngọ.
3. Ngày Tết Đoan Ngọ cúng gì – gợi ý cách bày mâm cỗ cúng
3.1. Cúng gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Tương tự cách bày mâm ngũ quả cúng Tết, mâm cỗ dâng Tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ được sắp xếp theo nhiều ý nghĩa. Trong đó, bạn có thể chọn những thành phần sau:
- Vàng mã, nước/ rượu, bình hoa
- Mâm trái cây mùa hè (chôm chôm, dưa hấu,…) chắc chắn phải có vải với mận.
- Dĩa bánh nếp tro tàu
- Chè đậu
- Các món xôi
Mâm cúng lễ “diệt sâu bọ” của người dân Hà Nội còn có thêm chén bánh chay, bánh trôi. Bạn có thể tham khảo cách làm bánh trôi nước để sáng tạo mâm cỗ theo phong cách gia đình mình nhé.
3.2. Tham khảo bài văn tế khấn Tết Đoan Ngọ
Trước khi đọc bài văn tế, gia chủ sẽ dâng mâm cỗ lên bàn thờ cúng. Sau đó, thắp đủ 3 nén nhanh và rót 3 ly nước nhỏ cho đầy. Mục đích của bài văn tế khấn ngày Tết Đoan Ngọ là để cúng gia tiên và các vị thần linh. Qua đó, bày tỏ tấm lòng thành kính của tất cả con cháu trong nhà. Thế nên, khi thực hiện bài tế, cần đọc với giọng văn mạch lạc, rõ tiếng, không quá cầu kì. Người đọc bài khấn cần mặc trang phục chỉn chu và gọn gàng.
3.3. Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào tốt nhất?
Đoan được hiểu là mở đầu, còn Ngọ là cách tính giờ của người Trung Quốc – vào khoảng 11 – 13 giờ. Theo phong tục, lễ cúng Đoan Ngọ sẽ diễn ra vào đúng giờ chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm.
4. Các hoạt động “giết sâu bọ” truyền thống diễn ra ngày Tết Đoan Ngọ
4.1. Những phong tục nên làm ngày Tết Đoan Ngọ và ăn gì để diệt sâu bọ?
- Phong tục nhuộm màu cho móng tay và móng chân.
- Truyền thống đeo bùa túi ngũ sắc bên mình để loại bỏ những linh hồn, côn trùng độc hại.
- Tục tắm sạch sẽ bằng nước lá mùi.
- Tục hái cây thuốc vào đúng giữa trưa (giờ Ngọ) như lá ích mẫu, lá chanh, lá cam,… và treo ngải cứu.
- Dán giấy trắng đỏ cắt hình hồ lô, hoặc Ngũ độc, để xua đuổi tà khí.
- Phong tục khảo những cây ăn quả ít trái, thường bị sâu bệnh trong vườn.
- Ngủ dậy sớm, vệ sinh cơ thể thật sạch. Với trẻ em, cần lấy hồng hoàng để bôi một ít lên chóp đầu, bụng, rốn. Riêng với người lớn, sau khi ngủ dậy sớm, súc miệng kỹ 3 lần, ăn trứng luộc rồi mới đặt chân khỏi giường. Khi này, có thể dùng ít rượu nếp, trái cây,…để tiếp tục giết sâu bọ.
- Ăn những món ngon đặc trưng cho ngày này. Chẳng hạn như cơm rượu, bánh ú, trái cây,…
4.2. Những điều cần kiêng kỵ ngày Tết “diệt sâu bọ”
Dân gian thường quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đây không hẳn là “mê tín dị đoan”, mà một số điều dưới đây còn giúp rèn luyện những thói quen tốt để có một lối sống lành mạnh hơn.
- Không nên để giày dép, đồ đạc trong nhà bừa bãi, thiếu ngăn nắp. Ngoài ra, nên đặt dép theo chiều từ trong nhà ra ngoài để tránh tà khí.
- Cẩn thận tiền bạc khi đi du lịch, hoặc ra ngoài ngày Tết Đoan Ngọ.
- Tránh mua những vật lưu niệm, đồ vật mang hình thù kì quái.
- Khi ở khách sạn hoặc nhà nghỉ ngày Tết “diệt sâu bọ”, nên tránh chọn phòng nằm ở đầu hoặc kết thúc dãy hành lang. Đồng thời, không ở nơi âm u, không thoáng khí. Những nơi thế này sẽ dễ khiến bạn khó chịu, không thể thoải mái và tận hưởng kì nghỉ được.
Cho đến nay, ngoài Tết Nguyên Đán, lễ hội Tết Đoan Ngọ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Việt bởi ý nghĩa thiết thực và sự gắn kết tâm linh. Do đó, người dân thường chuẩn bị sẵn các món ngon truyền thống, để ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì và cúng gì cũng mang trọn vẹn ý nghĩa tốt đẹp. Một khi tận hưởng không khí của Tết “diệt sâu bọ”, bạn sẽ biết thêm nhiều giá trị về mặt tinh thần của nó. Chúc bạn trải nghiệm ngày lễ vui vẻ, sum vầy bên gia đình và người thân mình nhé.
Thùy Trâm tổng hợp