1. Người bệnh tiểu đường nên ăn những loại hoa quả gì thay cơm tốt nhất?
Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam ngày càng tăng cao, dự đoán đến năm 2045 sẽ có 7,7% dân số mắc bệnh, do đó, việc lựa chọn nguồn thực phẩm, hay nên ăn loại trái cây gì thay cơm để làm đảm bảo sức khỏe ổn định là điều mà mỗi chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng ngay từ bây giờ. Bệnh tiểu đường có tên gọi theo y khoa là đái tháo đường. Đây là một rối loạn mãn tính, xảy ra khi tuyến tụy không tiết ra đủ insulin, hoặc khi các tế bào của cơ thể trở nên kháng insulin. Trong cả 2 trường hợp này, lượng đường trong máu không thể vào các tế bào lưu trữ, dẫn đến các biến chứng trầm trọng.
Béo phì được coi là một trong những yếu tố chính (góp phần 90%) gây nên tình trạng kháng insulin ở bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, việc sửa đổi chế độ ăn uống và tuân thủ nguyên tắc điều trị là những điều cơ bản giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này. Có một số loại thực phẩm cụ thể đã được chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt, phải kể đến các loại trái cây có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết thấp. Không chỉ thế, hoa quả còn chứa nhiều chất xơ. Vậy, những loại trái cây này là gì?
1.1. Trái lựu
Không phải tự nhiên mà lựu được đánh giá là một loại “siêu trái cây”. Lựu là loại trái chứa tổ hợp các chất chống oxy hóa phong phú nhất trong các loại hoa quả. Hơn thế, hàm lượng các chất vitamin, khoáng chất có lợi (như polyphenol và anthocyanin) trong lựu cũng rất lớn. Do đó, có thể bảo vệ khỏi các gốc tự do và bệnh mãn tính.
1.2. Ăn nho tốt cho người bệnh tiểu đường
Resveratrol là một chất phytochemical có trong nho có tác dụng điều chỉnh phản ứng đường huyết bằng cách tác động đến cách cơ thể tiết ra và sử dụng insulin. Do đó, nho là lựa chọn lý tưởng nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường.
1.3. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì thay cơm? Táo
Bệnh nhân đái tháo đường có thể thoải mái ăn táo. Trên thực tế, táo và quả việt quất, nho đặc biệt có lợi cho sức khỏe người bình thường nói chung, người bệnh tiểu đường nói riêng. Táo còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp táo trộn các loại salad rau không đường để ăn thay cơm cũng được nhé.
1.4. Quả việt quất
Trong trái việt quất có chứa anthocyanin – một loại flavonoid. Thành phần này được biến đến với tác dụng đặc biệt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, cần tăng cường loại trái cây này vào khẩu phần ăn uống lành mạnh nhé.
1.5. Dâu tây
Dâu tây có chỉ số đường huyết rất thấp. Do đó, chỉ số đường huyết trong dâu tây được giải phóng chậm trong máu dưới dạng glucose. Nó cũng có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống ung thư, là thực phẩm phòng ngừa bệnh cảm cúm và tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó, thúc đẩy bạn giảm cân tốt nhất.
1.6. Trái ổi
Đây là món ăn nhẹ tuyệt vời với bệnh nhân đái tháo đường. Bởi vì, đây là loại trái cây có chỉ số đường huyết rất thấp. Hơn thế, ổi rất giàu chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón (một vấn đề phổ biến ở người bệnh tiểu đường). Đồng thời, loại hoa quả xanh này còn có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên tuýp 2.
1.7. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì chứa nhiều Kali? Dưa hấu
Hàm lượng Kali cao khiến dưa hấu trở thành một trong những loại trái cây tốt nhất giúp hỗ trợ chức năng thận. Từ đó, giữ mức axit uric trong máu của bạn ở mức bình thường. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương thận, đặc biệt là khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường còn có thể gây tổn thương thần kinh. Nhưng, chất lycopene có trong dưa hấu sẽ giúp làm giảm tác động này.
1.8. Quả anh đào
Cũng như việt quất, trái anh đào có chứa anthocyanin giúp bơm tế bào sản xuất insulin với hiệu suất lên đến 50%. Theo dự đoán của giới y khoa, trong một ngày không xa, anthycyanin có thể là chất cơ bản xây dựng nên các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường mới. Vì vậy, hãy bổ sung anh đào vào chế độ ăn uống lành mạnh của bạn ngay từ hôm nay nhé.
1.9. Trái đu đủ
Hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên cao làm cho đu đủ trở thành lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh, bao gồm tổn thương tim hoặc thần kinh do lượng đường trong máu không đều. Một chế độ ăn kiêng kết hợp đu đủ có thể phòng ngừa tổn thương tế bào trong tương lai. Từ đó, giúp bạn có tuổi thọ tốt hơn và lâu hơn.
1.10. Bệnh tiểu đường nên ăn loại trái cây họ cam quýt gì?
Các chất flavonol, flavanone và axit phenolic được tìm thấy trong cam cho thấy khả năng bảo vệ sức khỏe rất lớn, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Khi nói đến chuyển hóa glucose, trái cây họ cam quýt không chỉ làm chậm quá trình cập nhật glucose. Hơn thế, chúng còn ức chế sự di chuyển hoặc vận chuyển glucose qua ruột và gan. Điều này giúp bạn tránh những biến chứng khác do tiểu đường gây nên.
1.11. Chuối
Một quả chuối trung bình chứa 14 gram đường và 6 gram tinh bột. Với tỷ lệ carbs và đường này thì chuối có vẻ như không tốt đối với người bệnh tiểu đường. Thế nhưng, trong loại trái cây này có chứa 3 gram chất xơ. Đây là thành phần đặc biệt quan trọng với người mắc bệnh đái tháo đường. Bởi vì, khoáng chất này có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ tinh bột (Theo nghiên cứu của Weickert MO và Pfeiffer AF). Chính vì thế, chuối được liệt kê vào danh sách những loại hoa quả người bệnh tiểu đường nên ăn nhờ khả năng làm giảm đột biến lượng đường trong máu, đồng thời, cải thiện sự kiểm soát lượng đường tổng thể trong máu tốt hơn.
1.12. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì vào buổi sáng? Trái kiwi
Quả kiwi có thể giúp điều chỉnh lượng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường theo 2 cách:
- Trong kiwi có chỉ số đường huyết thấp. Theo đó, một quả kiwi có chỉ số đường huyết (GI) là 39. Điều này có được là do hàm lượng chất xơ trong loại hoa quả này rất cao. Nhờ vậy là làm chậm quá trình hấp thu đường trong quá trình tiêu hóa. Có nghĩa là, glucose được cơ thể hấp thụ chậm hơn và giải phóng chậm vào máu.
- Trái kiwi có thể làm giảm tốc độ hấp thụ glucose từ các loại thực phẩm khác. Một nghiên cứu đã chỉ ra, ăn kiwi với bữa ăn sáng giúp làm chậm việc tiêu thụ đường vào máu. Bởi vì, chất xơ trong kiwi có khả năng giữ nước cao. Khi ăn, các sợi trong thịt quả kiwi hút nước để nó phồng lên và đặc lại như một loại gel. Khi bữa sáng của bạn được tiêu hóa, nó được chia thành các loại đường nhỏ hơn và di chuyển chậm hơn qua lớp gel này. Điều này giúp cho việc đường vào máu với tốc độ chậm hơn và ít hơn.
1.13. Trái mận Bắc
Mận Bắc vô cùng bổ dưỡng với nhiều vitamin và khoáng chất. Ngoài chất xơ, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong quả mận có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính. Trong đó, có cả bệnh đái tháo đường.
Mận có đặc tính có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù có chứa lượng tinh bột cao, nhưng mận đường như không làm tăng lượng đường huyết đáng kể. Điều này được lý giải là bởi trong mận có một chất với tên gọi là adiponectin. Đây là một loại hormone, có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu (Theo nghiên cứu của Parvin Mimiran và các cộng sự năm 2014).
1.14. Trái bưởi
Bưởi là loại trái cây được khuyến nghị nên bổ sung vào thực đơn cho người bệnh tiểu đường. Bưởi có chỉ số đường huyết là 25. Điều này khiến cho bưởi trở thành sự lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường dù chứa lượng carbohydrate gấp đôi một trái táo, lê.
Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau. Vấn đề là bưởi có làm ảnh hưởng đến một loại enzyme trong đường tiêu hóa, làm tăng sự hấp thu một số loại thuốc. Điều này có thể dẫn đến tác dụng nguy hiểm của các loại thuốc này trong máu. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kĩ trước khi bổ sung bưởi vào chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường nhé.
1.15. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Trái dứa
Dứa rất giàu chất chống viêm, kháng virus và có đặc tính chống vi khuẩn. Hơn thế, dứa còn rất tốt cho người bệnh tiểu đường nhờ chứa hàm lượng vitamin C cao và ít Natri. Tuy nhiên, dứa được xếp vào loại trái cây có chỉ số đường huyết trung bình. Do đó, bạn chỉ nên ăn loại hoa quả này ở mức độ vừa phải thôi nhé.
1.16. Quả khế
Khế là một sự lựa chọn khác cho bệnh nhân tiểu đường trong chế độ ăn uống hàng ngày. Loại hoa quả này giúp kiểm soát lượng đường trong máu khá hiệu quả. Tuy nhiên, với những người bệnh đái tháo đường mà có bệnh kèm theo về thận thì không nên ăn loại trái cây này nhé.
1.17. Quả lê
Lê giàu chất xơ và vitamin. Do đó, đây chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường ăn nhẹ xen kẽ giữa các bữa chính.
1.18. Quả sung
Quả sung cũng là một loại trái cây vô cùng giàu chất xơ. Kết hợp thêm vitamin C, chất xơ trong trái sung có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Nghiên cứu năm 2003 cho thấy, chiết xuất từ quả sung còn góp phần điều trị bệnh tiểu đường bằng cách bình thường hóa nồng độ axit béo trong máu và vitamin E.
1.19. Quả mít
Có chứa vitamin A, C, niacin, canxi, thiamin, riboflavin, kali, sắt, magie, mangan và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác, mít là một lựa chọn lành lạnh khác cho bệnh nhân tiểu đường. Mít giúp cải thện tình trạng kháng insulin ở người bệnh, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn.
2. Người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?
Bên cạnh các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp, một số trái cây lại có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Do đó, với những loại trái cây dưới đây, thỉnh thoảng bạn có thể ăn một ít để tráng miệng, nhưng không nên ăn quá nhiều, nhất là khi bạn có nguy cơ hoặc mắc bệnh tiểu đường:
- Trái cây khô: Loại trái cây này chứa đường tự nhiên tập trung, có thể làm tăng đường huyết.
- Nước ép trái cây: Nước ép hoa quả chỉ còn chứa lượng chất xơ rất ít, có thể khiến lượng đường trong máu tăng.
- Các loại trái cây, rau quả đóng hộp ngâm đường
- Thạch, các loại mứt trái cây có đường
- Táo ngọt
3. Người bệnh tiểu đường nên lưu ý những gì khi bổ sung trái cây vào chế độ ăn uống?
- Luôn ăn trái cây tươi và theo đúng mùa. Đồng thời, không ăn trái cây nấu chín.
- Ăn những loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như đã liệt kê ở trên. Với loại trái cây có chỉ số đường huyết cao, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.
- Không nên ăn trái cây trong các bữa ăn chính. Thay vào đó, tốt nhất nên ăn trái cây xen kẽ giữa các bữa chính.
- Nên ăn trái cây kèm theo một số loại hạt và dầu oliu (như cách làm salad rau trộn dầu oliu nhưng bỏ các nguyên liệu tạo độ ngọt). Điều này giúp cân bằng lượng đường trong máu tốt hơn.
Nếu quen biết một người mắc bệnh tiểu đường, bạn đừng ngăn họ ăn hoa quả nhé. Bạn cũng nên áp dụng nguyên tắc này để ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, để xác định đúng bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và không nên ăn loại hoa quả nào để đảm bảo giữ lượng đường huyết ổn định, bạn chỉ cần tham khảo những thông tin đã được trangnauan.com chia sẻ trên đây. Không chỉ ngăn ngừa bệnh, trái cây còn giúp loại thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, hãy duy trì thói quen này hàng ngày để giữ gìn sức khỏe lành mạnh, bạn nhé.
Trúc Nguyễn lược dịch