1. Các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả
Khi bị cảm cúm, đa số chúng ta sẽ cảm thấy không muốn ăn gì cả vì đang cảm thấy rất mệt mỏi trong người, vì thế, nên ăn gì để phòng ngừa tình trạng này là điều mà rất nhiều người luôn thắc mắc. Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm Coronavirus.
Trong tình hình này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tăng cường dinh dưỡng cho bản thân và cả gia đình. Đây là cách tốt nhất để tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng. Nhờ vậy, cơ thể sẽ có đủ điều kiện để kháng các virus gây bệnh. Nếu bạn quan tâm điều này, nhưng không nên phải ăn gì để phòng ngừa cảm cúm, thì trangnauan.com sẽ giúp bạn liệt kê danh sách các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng ngay sau đây.
1.1. Nên ăn thực phẩm gì giàu vitamin C để phòng ngừa cảm cúm?
Trái cây và rau quả giàu vitamin C sẽ giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường. Một số thực phẩm chứa nhiều thành phần này gồm: Ớt chuông, ớt ngọt, cam/ nước ép cam, bưởi/ nước ép bưởi, trái kiwi, nho, bông cải xanh, rau xanh (có lá sẫm), các loại trái cây có múi khác và quả mọng,…Không chỉ chứa vitamin C, các loại trái cây và rau quả này còn là nguồn flavonoid tuyệt vời. Đây là hợp chất có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên.
1.2. Tỏi
Tỏi có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn vô cùng tuyệt vời. Loại thực phẩm quen thuộc của mọi nhà này còn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch được tăng cường, vì nó chống lại tình trạng nhiễm trùng (bao gồm cảm lạnh hoặc cúm). Một báo cáo năm 2014 cho kết quả rằng, những ai bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày liên tục trong 3 tháng sẽ ít bị cảm lạnh hơn so với những người dùng thuốc, hoặc giả dược (placebo).
1.3. Gừng
Gừng có thể giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn đi kèm với cảm cúm. Gừng còn có đặc tính giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Một nghiên cứu đã chứng minh gừng đem lại hiệu quả tốt hơn so với giả dược trong điều trị các biểu hiện ốm nghén, say sóng và buồn nôn do hóa trị. Rễ gừng xắt nhỏ, hoặc gừng xay, có thể là một nguồn bổ sung ngon cho các món súp, món hầm,…Gừng cũng được pha với các loại trà thảo dược, hỗn hợp mật ong – chanh để giảm viêm họng.
1.4. Ăn các loại rau quả gì để phòng ngừa cảm cúm?
Rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa lành mạnh. Hầu hết các loại rau rất giàu vitamin C, axit folic và chất sắt. Đây đều là những thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch vững chắc hơn. Rau củ quả còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Do đó, ăn rau xanh có thể giúp chữa lành bệnh cúm, hoặc ngăn ngừa sự xâm nhập các loại vi khuẩn, virut gây cúm. Gợi ý tốt nhất để tiêu thụ rau ngon nhất là tham khảo các cách làm salad rau trộn đủ loại.
1.5. Sữa chua giúp ngăn ngừa bệnh cảm cúm
Ăn sữa chua có chứa vi khuẩn sống giúp chống lại bệnh cúm “vi diệu”. Sữa chua còn là nguồn cung cấp protein dồi dào. Các thực phẩm lên men có nguồn gốc thực vật khác – như kim chi bắp cải, kim chi Hàn Quốc, kim chi dưa cải chua,… – là những thực phẩm tuyệt vời cũng có chứa vi khuẩn sống có lợi cho cơ thể. Bạn có thể học cách làm sữa chua tại nhà, hoặc sữa chua Hy Lạp để tăng hương vị ngon hơn.
1.6. Thức ăn dạng lỏng và có vị nhạt
Khi bị cảm cúm, bạn có thể cảm thấy buồn nôn. Do đó, các loại thực phẩm có hương vị phong phú sẽ không tốt cho cơ thể trong giai đoạn này. Các món ăn nấu lỏng như súp gà xé, cháo thịt bằm cho người ốm,…sẽ tỏ ra có tác dụng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm có vị nhạt như bánh mì nướng, cháo gạo lứt,…sẽ dễ ăn hơn.
1.7. Ngoài thức ăn, nên uống gì để phòng ngừa cảm cúm?
Giữ nước là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta cần tuân thủ để cơ thể chống lại bệnh cúm. Dưới đây là một số thức uống thích hợp:
- Nước lọc: Thận cần nước để xả chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể. Uống nhiều nước có thể giúp tăng tốc độ phục hồi sau khi bị bệnh.
- Nước dừa tươi: Nước dừa giàu kali, natri và clorua. Uống nước dừa có thể giúp thay thế các chất điện giải mà cơ thể mất đi qua mồ hôi, nôn ói hoặc tiêu chảy (các triệu chứng thường thấy của cúm mùa, cúm Coronavirus).
- Hỗn hợp mật ong pha chanh, gừng với nước ấm
2. Nên ăn gì để phòng ngừa cảm cúm mùa, cúm Cororavirus?
Kết quả từ nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các món ăn ngon được giới thiệu dưới đây sẽ giúp làm giảm triệu chứng cảm cúm, hoặc ngăn ngừa cảm cúm rất hiệu quả.
2.1. Nên ăn cháo gì để phòng ngừa bệnh cảm cúm?
Một nghiên cứu năm 2000 cho thấy các thành phần chủ yếu trong súp gà có thể chống lại viêm nhiễm, giảm các phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, nấu súp gà cho người ốm có thể làm giảm nghẹt mũi. Đồng thời, giúp làm dịu các triệu chứng khác ở đường hô hấp.
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 muỗng canh dầu oliu
- 1 củ hành tây thái hạt lựu
- 3 củ cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu
- 2 nhánh cần tây rửa sạch, cắt nhỏ
- 3 tép tỏi băm nhỏ
- 1 muỗng canh gừng tươi băm hoặc thái sợi
- 1 muỗng canh sả băm nhỏ
- 1 muỗng canh lá húng tây xắt nhỏ
- 1 muỗng canh hương thảo tươi cắt nhỏ
- 5 chén nước dùng gà
- 2 lá nguyệt quế
- 1 đùi gà không xương đã rửa sạch, bỏ da, thấm ráo nước
- 3/4 chén mì ống/ nui nhỏ đã luộc mềm và xả nước lạnh, để ráo nước
- Nước ép 1 trái chanh bỏ hột
- Ít muối, tiêu đen xay
- 2 muỗng canh hành lá cắt nhỏ
2.1.2. Nên nấu súp gà với gì ăn để phòng ngừa cảm cúm?
- Đun nóng dầu oliu trong nồi nhỏ với lửa vừa. Dầu nóng, bạn cho hành tây, cà rốt, cần tây vào xào đều 3 – 4 phút. Đến khi rau củ chín mềm thì cho gừng, tỏi, sả, húng tây, hương thảo vào, đảo đều cho dậy mùi thơm.
- Cho lá nguyệt quế, 1 cốc nước lọc vào nồi, chế thêm nước dùng gà, đun sôi.
- Nước dùng sôi, bạn cho thịt gà vào, hạ lửa nhỏ nhất. Đậy nắp lại, tiếp tục nấu cho gà chín (khoảng 10 – 12 phút). Thịt gà chín, bạn vớt ra, đợi bớt nóng thì xé nhỏ, để qua một bên.
- Cho nui vào nồi nước dùng, khuấy đều, nấu thêm 8 – 10 phút nữa cho các nguyên liệu chín mềm.
- Cho thịt gà xé trở lại nồi súp, nêm muối, tiêu, nước chanh vào, điều chỉnh gia vị vừa miệng. Tắt bếp, dọn súp lên cho người bệnh thưởng thức nóng nhé.
2.2. Cách nấu cháo bột yến mạch để phòng ngừa bệnh cảm cúm
Bột yến mạch có tác dụng làm đầy, dễ nấu, và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Trên thực tế, chất xơ probiotic trong yến mạch có thể giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 chén bột yến mạch nguyên chất (ngâm nước qua đêm để nở mềm ra)
- 4 cốc nước lọc
- Nhúm muối biển nhỏ
Mẹo: Bạn có thể nấu cháo yến mạch thịt bằm hoặc thêm bơ, miso,…nấu kèm để món ăn phong phú hương vị hơn.
2.2.2. Cách nấu cháo bột yến mạch ngăn ngừa bệnh cúm
- Vớt bột yến mạch ra rổ, xả lại nước sạch rồi để ráo nước. Cho bột vào máy sinh tố, xay thật nhuyễn ra.
- Cho bột yến mạch xay với nước lọc vào nồi cơm điện, hoặc nồi thường, nấu ở nhiệt độ cao, thường xuyên khuấy đều để bột không dính đáy nồi.
- Sau đó, đậy nắp nồi, hạ lửa thấp và đun 30 phút. Trong lúc nấu, lâu lâu nhớ mở nắp nồi để khuấy đều giúp nấu cháo bằng nồi cơm điện không bị sôi trào nhé.
- Nấu đến khi hạt yến mạch mềm và có dạng kem thì tắt bếp. Múc cháo ra tô, rắc thêm ít hành lá và thưởng thức nóng.
2.3. Ăn gà hầm với gì để phòng ngừa bệnh cảm cúm?
Các món chế biến từ thịt gà rất tốt cho người bị cảm lạnh nhờ khả năng làm giảm tắc nghẽn, cung cấp thêm nước cho cơ thể. Trên thực tế, thịt gà có thể làm dịu cả triệu chứng cảm lạnh và cúm. Để thực hiện món gà hầm ngon và dễ ăn, hãy thêm nấm nấu kèm như công thức dưới đây nhé.
2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 4 ức gà bỏ da, rút xương
- 3 muỗng canh dầu ăn chiết xuất oliu
- 8 miếng nấm (tùy chọn) ngâm nước ấm 10 phút, rửa sạch, thái lát
- 1/3 chén hành lá xắt nhỏ
- 400 ml nước dùng gà (hoặc nước lọc)
- 1,2 muỗng canh bột bắp
- 1 thìa cà phê rau húng tây xắt nhỏ
2.3.2. Cách nấu món gà hầm nấm cho người bị cảm cúm
- Bắc nồi lên bếp, cho nửa phần dầu ăn oliu vào nồi, đun nóng. Sau đó, cho thịt gà vào xào sơ khoảng 10 phút cho chín đều 2 mặt. Vớt thịt gà ra dĩa, để qua một bên (có thể xé nhỏ cho dễ ăn).
- Cho lượng dầu oliu còn lại vào nồi, đun nóng. Cho nấm, hành lá vào nồi, xào nhẹ nhàng cho vừa chín tới thì chế nước dùng gà, bột bắp, rau húng tây vào.
- Đun lửa lớn cho nồi súp sôi, rồi hạ lửa nhỏ nhất, đun 5 phút nữa thì cho thịt gà trở lại nồi.
- Nêm nếm gia vị cho nồi gà hầm vừa miệng, tắt bếp, múc ra tô thưởng thức. Bạn có thể nấu bữa ăn sáng dinh dưỡng này cho cả nhà ăn kèm với bánh mì cũng được nhé.
3. Không nên ăn gì để phòng ngừa bệnh cảm cúm?
Một số thực phẩm, đồ uống có thể làm chậm khả năng phục hồi khi bị cảm cúm. Thậm chí, chúng không thể giúp ngăn ngừa căn bệnh lây lan do virut này. Các loại thực phẩm cần tránh gồm:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Chúng có thể chứa nhiều muối làm mất nước trong cơ thể. Hoặc, thức ăn chứa nhiều đường dễ làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Thực phẩm khô, xù xì (như bánh quy giòn, thực phẩm giòn) có thể làm xước cổ họng. Từ đó, làm cho các cơn đau nhức khi bị viêm nhiễm đường hô hấp nặng thêm.
- Sữa: Hợp chất lactose trong sữa có thể khiến cơ thể bạn khó tiêu hóa.
- Rượu: Rượu làm cơ thể mất nước, giảm chức năng miễn dịch.
Nếu một người có các triệu chứng cảm cúm nhẹ và vừa thì tốt nhất nên tự cách ly ở nhà và nghỉ ngơi là tốt nhất. Trên đây là những loại thực phẩm giúp hỗ trợ phục hồi sau khi bị nhiễm cúm, đồng thời cũng là câu trả lời tốt nhất khi bạn không biến nên ăn gì để phòng ngừa cảm cúm hiệu quả tại nhà. Bên cạnh sức khỏe cơ thể, đừng quên tập cho mình suy nghĩ tích cực hơn để tránh hoảng loạn dự trữ quá mức nhu yếu phẩm. Hãy ghi chép lại ngay và phổ biến cho gia đình, bạn bè, để cùng chung tay giữ gìn sức khỏe thật tốt trong thời điểm mùa dịch Coronavirus đang lan rộng nhé.
Trúc Nguyễn dịch và tổng hợp