Để làm mứt tắc không cần nước vôi trong hay phèn chua mà vẫn có độ dẻo trong thơm ngon, bạn cần biết cách sử dụng nguyên liệu ngâm tắc thay thế. Tắc có vị chua đặc trưng, rất thích hợp để tăng hương vị cho các món ăn ngon hàng ngày như nộm rau củ, nước chấm,…Không những vậy trái tắc còn được người Nam Bộ dùng làm dừa tắc, trà tắc,..để giải khát trong tiết trời nóng nức. Ở miền Bắc, trái tắc hay còn gọi là trái quất được sử dụng nhiều cho các món bún, phở giúp nước dùng đậm đà hơn. Trái tắc là một trong những nguyên liệu làm mứt phổ biến nhất bên cạnh dừa, bí, cà chua cho khay bánh kẹo Tết.
1. Các cách làm mứt tắc không cần vôi và phèn chua đơn giản tại nhà
1.1. Cách làm mứt tắc chua ngọt dẻo ngon không cần vôi trong
1.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Trái tắc tươi: 1 kg
- Đường kính trắng: 500 gram
- Muối trắng: 100 gram
- Phèn chua: 30 gram
1.1.2. Cách chọn mua trái tắc ngon làm mứt dẻo thơm
- Dịp cuối năm cũng là lúc trái tắc được bày bán nhiều ở các cửa hàng, khu chợ hay trong các siêu thị. Bạn có thể tìm mua chúng ở nhiều nơi. Trái tắc tươi ngon là những trái tắc còn xanh, cuống tươi và tròn trịa, vỏ quả bóng và căng mịn. Nếu bạn chọn những trái tắc cũ đã hái lâu ngày, món mứt tắc sẽ không ngon.
- Sau khi mua tắc về nhà, bạn bỏ cuống và rửa sạch tắc với nước. Pha một thìa muối vào chậu nước, khuấy đều cho muối tan thì bỏ số tắc vào ngâm trong dung dịch nước muối khoảng 10 phút.
- Bạn vớt trái tắc để ráo nước. Dùng dao nhọn khía các đường dọc theo trái tắc, nhẹ nhàng lấy hạt qua các đường khía. Bạn có thể ấn nhẹ trái tắc để ép hạt ra ngoài. Bỏ hạt sẽ giúp mứt tắc ngon hơn, không còn vị đắng của hạt tắc.
- Pha phèn chua với nồi nước sạch, bắc lên bếp đun sôi. Sau đó, cho tắc vào trụng sơ, khoảng 2 phút sau, vớt tắc ra. Xả tắc lại với nước sạch để khử mùi phèn, rồi để ráo nước.
1.1.3. Ngâm trái tắc với đường làm mứt
- Sau khi thực hiện khía trái tắc và bỏ hạt, bạn tiến hành ngâm trái tắc với đường trắng. Chuẩn bị nồi nhỏ, rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo bạn rải một lớp đường kín đáy nồi, sau đó, xếp trái tắc lên trên. Cứ một lớp đường lại một lớp trái tắc cho đến khi hết nguyên liệu.
- Sau đó đậy kín nắp nồi và để đường ngấm vào trái tắc trong thời gian 6 – 7 tiếng. Khi đủ thời gian, bạn mở nắp nồi và dùng muỗng đảo đều lần cuối cho đường và tắc hòa quyện vào nhau.
1.1.4. Cách làm mứt tắc chua ngọt dẻo ngon không cần nước vôi trong
- Khi trái tắc đã ngấm kỹ đường trắng, bạn tiến hành sên mứt tắc. Chuẩn bị một chiếc chảo có đáy dày. Nếu không có chảo có thể chọn một chiếc nồi to, đủ chỗ để bạn có thể thực hiện các động tác sên mứt. Đổ trái tắc đã ngâm đường vào chảo, dùng hai chiếc muỗng to hoặc đũa dài đảo liên tục.
- Tiếp tục sên mứt cho đến khi nước đường cạn dần, sệt lại và bám vào trái tắc. Khi trái tắc chuyển màu vàng trong thì bạn tắt bếp. Trong quá trình này, bạn cần liên tục đảo mứt để mứt không dính chảo và bị cháy.
1.1.5. Cách bảo quản mứt tắc dẻo ngon tự làm tại nhà không cần nước vôi trong
- Bạn trải đều mứt tắc lên mâm và cho vào lò sấy khô.
- Nếu thời tiết thuận lợi, bạn cũng có thể mang mứt tắc ra phơi ngoài trời.
Lưu ý: Khi phơi khô mứt tắc, nên che đậy mứt bằng vải màn để tránh các loại côn trùng bay đến.
- Khi các miếng mứt đã khô, bạn cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa sạch, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể dùng món mứt này để đãi khách dịp Tết. Ngoài ra, còn có thể dùng mứt tắc để pha trà. Chỉ cần bỏ một miếng mứt tắc vào chén trà và thưởng thức là bạn có ngay trà xanh mứt tắc thơm ngon.
1.2. Cách làm mứt vỏ quất xí muội mật ong không cần vôi để pha nước uống trị ho
1.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Trái tắc tươi: 1 kg
- Đường phèn: 800 gram
- Mật ong nguyên chất: 250 ml
- Muối trắng: 300 gram
1.2.2. Hướng dẫn sơ chế tắc làm mứt xí muội không cần nước vôi trong và phèn chua
- Bước này là bước vô cùng quan trọng trong quá trình làm mứt. Với mứt tắc xí muối, bạn cần sử dụng phần vỏ là chủ yếu. Vì vậy cần thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận nhé. Đầu tiên, trái tắc mua về rửa sạch 3 lần với nước. Sau đó ngâm tắc trong nước muối loãng khoảng 1 tiếng cho sạch vỏ.
- Bạn bổ đôi từng trái tắc, vắt lấy nước cốt cho vào một bát lớn. Tiếp tục thực hiện cho đến khi hết 1 kg tắc. Hãy lưu ý rằng nên lọc hạt bỏ đi nhé. Sau khi thực hiện sau, bạn nhẹ nhàng bỏ đi phần ruột tắc, giữ lại phần vỏ.
- Sau khi lọc vỏ trái tắc, bạn cắt thành các sợi mỏng. Cho số vỏ tắc đã xắt sợi vào chậu nước, pha với 300 gram muối trắng. Ngâm vỏ tắc trong 4 tiếng đồng hồ để vỏ tắc hết vị đắng.
1.2.3. Cách làm mứt vỏ tắc xí muội mật ong không cần vôi
- Sau 4 tiếng ngâm nước muối, bạn lấy vỏ tắc ra và vắt sạch nước. Đun phần nước cốt tắc với đường phèn, khi nước sôi thì bỏ số vỏ tắc vào nấu chung.
- Bạn đun cho đến khi mứt trong nồi sệt lại và đường tan hết thì cho mật ong vào. Trong quá trình đun nhớ kỹ nên đảo đều tay để mứt ngấm đường và không bị cháy. Tiếp tục nấu mứt với mật ong cho đến khi có mùi thơm và mứt tắc thành hỗn hợp sệt thì tắt bếp.
1.2.4. Cách dùng mứt tắc xí muội tự làm tại nhà
Mứt tắc xí muội là một trong những cách làm mứt tắc không cần vôi rất phổ biến. Bạn có thể đợi mứt nguội sau khi chế biến và bỏ vào lọ thủy tinh để bảo quản. Không chỉ là món tráng miệng, mứt tắc xí muội mật ong có thể dùng để trị ho, pha trà rất ngon. Mùa hè có cốc trà tắc xí muội mát lạnh nhà làm để thưởng thức thì sẽ xua tan ngay cái nóng gay gắt phải không nào!
1.3. Cách làm mứt quất không cần nước vôi trong và phèn chua
1.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Phèn chua giúp giảm bớt vị chua cho tắc, đồng thời, tăng độ dẻo cho vỏ trái cây sau khi sên với đường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể loại bỏ phèn chua và nước vôi trong khi ngâm tắc, mà thay thế bằng muối ăn như công thức dưới đây, để giảm bớt thời gian và nguyên liệu chế biến.
- 1 kg tắc chín (dùng tắc chín làm mứt đỡ đắng hơn so với trái còn xanh)
- 500 – 750 gram đường cát trắng (tùy khẩu vị)
- 1 thìa cà phê muối
1.3.2. Sơ chế tắc chín và ngâm với nước muối
- Bạn rửa sạch tắc, để ráo. Tiếp đến, dùng dao khía các đường dọc trái nối từ cuống trên xuống dưới trái tắc, rồi dùng tay ép nhẹ để chắt nước chua và bỏ hột tắc.
- Bắc nồi nước sôi, cho tắc vào trụng sơ. Khoảng 2 phút sau, vớt tắc ra ngoài, để ráo nước. Ở bước này, bạn có thể cho ít muối ăn vào nước trụng tắc để giúp loại bỏ tinh dầu ở vỏ tắc hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo cách làm mứt vỏ cam sành để tìm hiểu rõ hơn công đoạn sơ chế này nhé.
- Để vỏ tắc chín ráo nước, cho vào tô sạch và trộn đều với đường cát. Kéo màng nilon bọc tô tắc lại, ướp khoảng 8 tiếng.
1.3.3. Cách làm mứt tắc chín không cần vôi và phèn chua
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng. Đổ phần tắc chín ướp đường chảy nước thành siro vào chảo, sên lửa nhỏ. Trong lúc sên, nhớ dùng đũa đảo nhẹ nhàng, trở mặt miếng mứt, nấu đến khi nước đường sệt lại, miếng mứt trong màu hơn thì tắt bếp.
- Đợi mứt nguội, xếp lên khay, đem ra ngoài phơi nắng. Nếu nắng vừa, bạn hong khoảng 1 ngày cho khô dẻo lại là hoàn tất.
- Dọn mứt lên dĩa thưởng thức, hoặc cho vào hũ sạch đã tiệt trùng kỹ để bảo quản nhé.
1.4. Cách làm mứt tắc xanh không cần vôi và phèn chua
1.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nhiều người ngại dùng tắc xanh chưa chín làm mứt, vì sợ nguyên liệu này có vị đắng và hơi chát. Tuy nhiên, nếu biết cách sơ chế thì đây sẽ là thành phần chế biến món tráng miệng cực ngon và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Để làm mứt quất không bị đắng và chát, bạn chuẩn bị các nguyên liệu với tỷ lệ chuẩn như sau:
- Nửa kí trái tắc xanh (500 gram)
- 20 gram muối ăn
- Nước sạch
- 1 thau nước đá lạnh
- 200 gram đường cát trắng (hoặc đường phèn)
1.4.2. Cách sơ chế trái tắc xanh làm mứt mà không cần phèn chua và nước vôi trong
- Tắc xanh có lớp vỏ ngoài đắng hơn so với tắc chín. Thế nên, để làm mứt không bị đắng, sau khi rửa sạch, bạn dùng dao lam gọt nhẹ lớp vỏ xanh bên ngoài trái tắc đi nhé.
- Sau đó, bạn cũng dùng dao khía nhiều đường dọc trái tắc, ép bỏ nước và hột ra tương tự với trái chín.
- Cho tắc vào thau sạch, thêm 10 gram muối ăn và đổ nước sạch ngập tắc, ngâm qua đêm. Bước này giúp khử vị chát và đắng của vỏ tắc xanh, giúp món mứt thành phẩm nhanh ngấm vị ngọt của đường và có độ dẻo ngon hơn.
- Bắc nồi nước đun sôi, cho phần muối ăn còn lại vào, rồi đổ tắc xanh vào trụng 2 – 3 phút, vớt ra, ngâm trong thau nước lạnh. Tắc nguội và cứng hơn thì vớt ra, để ráo nước. Sau đó, trộn tắc với đường, bọc màng nilon và ướp trong 1 giờ.
1.4.3. Cách chế biến mứt tắc xanh sấy dẻo bằng lò nướng không cần vôi và phèn chua
- Sau khi ướp đường, bạn cho tắc vào chảo rộng lòng đun nóng để sên mứt với lửa nhỏ. Đảo nhẹ và liên tục cho đến khi đường chảy thành nước, gần cạn sệt lại là được. Khi này, miếng vỏ tắc trở nên trong màu và dẻo hơn thì tắt bếp.
- Tương tự các cách làm mứt tắc nguyên trái không cần vôi ở trên, bạn xếp mứt vừa sên lên khay để sấy dẻo 30 phút trong lò nướng mức 150 độ C, hoặc đem phơi nắng khoảng 1 ngày là có thể thưởng thức được.
2. Tác dụng của mứt tắc đối với sức khỏe
Trái tắc là một loại quả mọng, có vị chua và mùi thơm đặc trưng. Đây là loại trái cây chứa nhiều chất pectin, chất xơ hòa tan rất tốt cho cơ thể con người. Các chất dinh dưỡng trong quả tắc (quất) hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra, các hoạt chất trong trái tắc còn giúp diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, nhuận tràng và tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư hiệu quả.
Theo các nghiên cứu khoa học, trái tắc có tác dụng chữa được nhiều bệnh như mất nước, ho khan, ho có đờm, lạnh bụng và khó tiêu. Tuy nhiên, trái tắc ăn trực tiếp thường có vị chua nên khá khó ăn. Vì vậy, đa số mọi người chọn lựa cách ngâm tắc, làm mứt tắc và dùng như một vị thuốc chữa bệnh, trị ho. Hơn nữa, với 100 gram tắc chỉ chứa 95 calo. Sau khi sên thành mứt (ướp với đường) thì chỉ số này tăng lên khoảng 100 – 110 calo, không gây béo, nên bạn đừng lo lắng nhé.
Cách làm mứt tắc không cần vôi và phèn chua siêu đơn giản trên đây giúp bạn tiết kiệm thời gian sơ chế nguyên liệu mà vẫn có được một món mứt dẻo thơm, đủ đầy vị chua ngọt cực ngon. Học hỏi ngay cách chế biến mứt trái cây ngày Tết này để tự tay chuẩn bị khay bánh kẹo tiếp đãi khách đến chơi nhà bạn dịp đầu năm mới tấn tới nhé.
Quỳnh Anh tổng hợp