1. Những cách muối dưa cải bắp ngon giòn đơn giản tại nhà
Cách muối dưa cải chua đơn giản, thường là món ăn “chủ lực” của nhiều gia đình, được phục vụ như một món ăn phụ kèm theo bữa chính. Các loại rau củ quả ngâm lên men này giúp cân bằng nhiều món ăn có vị mặn – như thịt kho tàu chẳng hạn. Ở miền Bắc, người ta thường ăn kim chi cải chua Việt Nam với thịt heo luộc…Để thực hiện các công thức dưa cải muối mặn, hoặc chua ngọt đúng chuẩn truyền thống Việt, bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé.
1.1. Cách làm dưa cải bắp ngâm mặn vàng đều
1.1.1. Nguyên liệu
- 3 cốc nước đun sôi để nguội
- 1 thìa cà phê đường trắng
- 3 thìa cà phê muối ăn
- 5 – 6 nhánh lá bắp cải
- 10 miligram rau răm xắt nhỏ (khoảng 5 – 6 nhánh)
- 1 củ hành tây trắng thái múi cau nhỏ rửa sạch
- 1 lít nước nấu sôi
- Dụng cụ: hũ thủy tinh có nắp đậy (tráng nước sôi khử trùng và phơi ngoài nắng cho khô).
Lưu ý: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chế biến món ngâm này nhé.
1.1.2. Phơi khô bắp cải để muối dưa
- Dàn lá bắp cải lên một cái mâm, đem ra ngoài trời nắng phơi 1 giờ.
Mẹo: Phơi khô bắp cải dưới nắng mặt trời là bước vô cùng quan trọng để giúp loại rau này giữ được độ giòn thơm mát. Cách này sẽ giúp thấm hút độ ẩm để lá bắp cải có thể phát triển giòn hơn trong suốt quá trình ngâm lên men.
- Sau đó, lấy bắp cải vào, rửa nước sạch nhiều lần, để ráo, hoặc dùng khăn giấy thấm cho nhanh khô.
- Dùng dao thái lá bắp cải thành dạng sợi dày khoảng 0,8 – 1 cm.
- Với rau răm, bạn cắt cuống, nhặt lá và xắt nhỏ, rửa sạch, phơi ráo. Với hành tây, bạn tách từng lớp ra để chuẩn bị muối dưa cùng bắp cải.
1.1.3. Cách muối dưa bắp cải rau răm mặn với muối đường
- Trong một chén nhỏ, hòa tan muối, đường với nước nấu sôi để nguội.
- Trong một cái tô lớn, cho bắp cải, hành tây và rau răm vào trộn đều.
- Chuyển hỗn hợp rau củ vào hũ thủy tinh.
- Sau đó, đổ nước muối đường vào hũ, vừa nén rau củ xuống sao cho ngập nước ngâm.
- Lấy một miếng dụng cụ bằng nhựa nhỏ, hoặc chèn một bịch nilon nhỏ vào hũ, đè chặt bắp cải và rau quả để giữ chúng ngập hoàn toàn trong nước ngâm, đậy nắp kín lại.
- Đặt hũ ngâm dưa cải bắp ở nơi thoáng mát, ổn định nhiệt độ phòng trong khoảng 2 – 3 ngày. Khi dưa bắp cải có độ mặn, cay nồng vừa ăn, thì bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để tiếp tục bảo quản nhé.
1.1.4. Những điều cần lưu ý để muối dưa bắp cải để được lâu tại nhà
- Nên dùng nước nấu sôi để nguội để ngâm lên men dưa cải nhé. Theo kinh nghiệm nhiều người chia sẻ, nước máy có khả năng chứa nhiều nấm mốc nên không an toàn.
- Phải nén tất cả rau củ ngập trong nước ngâm trước và sau khi mở hũ ngâm. Nếu không như vậy, nấm mốc sẽ phát triển ở phần rau không ngập nước.
- Bạn nên dùng bắp cải xanh đẹp để muối bắp cải cho kết quả tốt nhất. Hoặc, bạn có thể xin các sạp bán rau củ ngoài chợ, vào cuối ngày, họ thường tước vài nhánh lá bên ngoài để bắp cải trông thẩm mỹ hơn, bạn có thể tận dụng phần dư thừa này để muối mặn và sử dụng.
- Nếu muốn làm chậm quá trình lên men, hãy bảo quản hũ ngâm bắp cải trong tủ lạnh.
- Ăn dưa cải trong vòng 1 tuần sau 2 – 3 ngày lên men.
1.2. Cách muối xổi bắp cải cà rốt, hạt cần tây chua ngọt với giấm đường ăn liền
1.2.1. Nguyên liệu
- 1 đầu bắp cải xanh nhỏ
- 1 quả ớt chuông đỏ
- 1 củ cà rốt đã gọt vỏ
- 1 trái dưa leo
- Nguyên liệu nước ngâm: 1,5 chén giấm trắng (hoặc dùng giấm táo); 1,5 cốc nước lọc; 1/3 chén đường trắng; 1/2 thìa cà phê hạt cần tây; 1 muỗng canh + 2 thìa cà phê muối Kosher (hoặc muối biển). Bạn trộn sẵn các nguyên liệu này với nhau cho hòa tan trong một cái tô vừa nhé.
- Bình thủy tinh có nắp đậy (đã tráng nước sôi khử trùng và phơi ráo ngoài nắng).
1.2.2. Cách làm dưa bắp cải chua ngọt ngâm giấm đường ăn liền
- Cắt bỏ lõi bắp cải, thái lá thành các sợi mỏng vừa ăn. Với ớt chuông, bạn cũng cắt bỏ ruột, thái sợi mỏng. Cà rốt cắt đôi củ, rồi thái sợi mỏng. Dưa leo thái lát mỏng. Cho toàn bộ nguyên liệu rau củ này vào thau sạch, xả nước rửa nhiều lần, rồi để ráo.
- Cho rau củ vào bình ngâm, đổ nước giấm đường vào ngập rau củ.
- Dùng miếng nhựa hoặc nẹp tre nhỏ để nén giữ nguyên liệu rau củ phủ đều nước ngâm giấm đường, đậy nắp lại. Để hũ ngâm dưa bắp cải ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ là có thể gắp ra sử dụng. Sau đó, cho hũ dưa cải vào ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong tối đa 1 tuần.
2. Hướng dẫn những cách muối dưa cải bẹ xanh ngon và giòn
2.1. Cách làm dưa cải bẹ ngâm giấm đường vàng đều tại nhà
2.1.1. Nguyên liệu
- 900 gram cải bẹ xanh
- 1 củ hành tây trắng bóc vỏ, thái lát
- 16 cốc nước lọc (hoặc nước nấu sôi và để nguội)
- 4 muỗng canh muối ăn
- 10 muỗng canh đường trắng
- 2 muỗng canh giấm trắng (hoặc giấm táo)
2.1.2. Cách muối dưa cải vàng đều chua ngọt tại nhà
- Nhặt lá cải bẹ xanh, cắt bỏ cuống và xả nước sạch trực tiếp lên để rửa. Sau đó, xếp cải bẹ lên mâm, đem ra ngoài trời nắng phơi trong suốt 6 – 8 giờ. Hoặc, nếu nhà có lò sấy thực phẩm, bạn có thể làm khô cải bẹ trong 10 – 16 tiếng.
- Cắt lá cải bẹ thành khúc nhỏ với kích cỡ như mong muốn, thường là 4 – 5 cm, rồi trộn với hành tây.
- Hòa tan muối, đường, giấm, nước trong một cái nồi nhỏ, bắc lên bếp, nấu sôi nhẹ thì tắt bếp.
- Cho cải bẹ, hành tây vào bình ngâm đã được tiệt trùng, đợi nước giấm đường nguội hoàn toàn mới đổ vào bình rau củ.
- Dùng vật nặng, nhỏ (như que tre, miếng nhựa, bịch nước sạch cột chặt,…) nén bên trên để đè cải bẹ và hành tây ngập đều trong nước ngâm.
- Đậy nắp bình lại, để ở nơi thoáng mát, bắt đầu quá trình lên men. Cứ mỗi 24 tiếng, bạn mở nắp bình ra và dùng dụng cụ sạch nếm thử hương vị dưa cải muối xem vừa miệng chưa. Dưa cải vàng màu và có hương vị vừa ý thì chuyển vào tủ lạnh để bảo quản.
2.2. Hướng dẫn cách làm dưa cải bẹ muối dứa với nước mắm
2.2.1. Nguyên liệu
- Thơm (dứa): 1 trái (đã gọt sạch lớp vỏ ngoài và cắt mắt, thái miếng nhỏ)
- Hành tây đã bóc vỏ, thái múi cau: 1 củ
- Ớt tươi thái lát: 6 trái (tùy chọn)
- Cải bẹ xanh: 2 kg
- Nguyên liệu nước ngâm: Hòa tan 50 gram muối ăn với 2 lít nước lọc, 5 muỗng canh giấm trắng, 3 muỗng canh nước mắm, 250 gram đường trắng.
2.2.2. Cách muối cải bẹ với dứa ngâm giấm nước mắm chua mặn ngọt không cần phơi nắng
- Cắt bỏ cuống và lá cải bẹ, đem đi rửa nước nhiều lần cho sạch. Sau đó, cắt cải bẹ thành khúc dài khoảng 4 – 5 cm, rọc dọc phần thân nếu thân to.
- Trộn cải bẹ, thơm, ớt thái lát và hành tây với nhau trong một cái bình thủy tinh sạch.
- Đổ hỗn hợp giấm nước mắm vào nồi nhỏ, nấu sôi thì tắt bếp. Cho phần giấm đường còn nóng này vào bình thủy tinh, chần sơ rau củ để loại bỏ mùi hăng. Khoảng 5 phút sau, bạn chắt phần nước muối giấm đường này trở lại nồi, nấu sôi lại.
- Đợi hỗn hợp giấm đường nấu lần 2 thật nguội mới đổ lại vào bình ngâm cải bẹ.
- Đậy nắp, để bình ngâm dưa cải bẹ xanh ở nơi thoáng mát trong 24 giờ. Sau thời gian này, bạn có thể gắp dưa cải chua ngọt ra ăn ngay, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh tiếp tục bảo quản nhé.
3. Cách muối xổi dưa cải củ trắng với cà rốt, củ dền
3.1. Nguyên liệu
- 225 gram củ cải trắng đã gọt vỏ
- 225 gram cà rốt đã gọt vỏ
- 1 thìa cà phê muối Kosher
- 1 chén rượu giấm gạo không gia vị
- 2 muỗng canh + 2 thìa cà phê đường trắng
- 1 chén nước lọc
- 1 củ dền đã gọt vỏ, thái miếng nhỏ, rang chín và làm lạnh
- Dụng cụ: 1 bình thủy tinh sạch 1 lít có nắp đậy (đã tráng nước sôi để làm sạch).
3.2. Cách muối củ cải trắng với cà rốt, củ dền ngon giòn ăn liền
- Rửa củ cải trắng và cà rốt, rồi hái lát dài, mỏng khoảng 0,8 cm. Hoặc, bạn thái sợi dạng que diêm cũng được.
- Trong một cái tô lớn, bạn trộn giấm, muối, đường và nước lọc, khuấy đều cho hòa tan hoàn toàn. (Đến đây, bạn có thể ngâm củ cải trắng và cà rốt 1 tiếng trong nước giấm đường để dùng ngay.)
- Cho củ cải trắng, cà rốt và các miếng củ dền rang vào bình thủy tinh.
- Đổ nước giấm đường vào bình, ngập các loại củ quả, dùng vật nặng và nhỏ nén bên trên rồi đậy nắp lại.
- Khoảng 1 giờ sau là bạn có thể dùng được món củ cải muối thơm ngon này. Tuy nhiên, trangnauan.com khuyến nghị bạn nên ngâm từ 4 – 5 ngày để thưởng thức hương vị, cùng màu sắc hấp dẫn nhất của cách làm kim chi củ cải này nhé.
4. Cách làm dưa cải thìa ngâm nước vo gạo
4.1. Nguyên liệu
- 1 kg cải thìa tươi
- 1,5 lít nước lọc
- 3 lít nước vo gạo
- 100 gram muối ăn
- 70 gram đường trắng
4.2. Cách muối mặn dưa cải thìa với nước vo gạo
- Cho nước vo gạo vào nồi nhỏ, bắc lên bếp nấu sôi. Sau đó, thêm muối, đường vào nồi nước vo gạo, khuấy tan, tắt bếp. Để hỗn hợp nước vo gạo nguội xuống nhiệt độ phòng thì đổ vào thau sạch.
- Cắt cuống cải thìa, rửa nước sạch nhiều lần để lọc bỏ bụi bẩn. Sau đó, chuyển cải thìa qua rổ cho ráo nước.
- Cho cải thìa đã ráo nước vào thau nước vo gạo, nhấn cho ngập đều trong nước. Sau đó, dùng một cái thớt sạch, hoặc vật nặng đè lên trên.
- Dùng một cái thau, hoặc nắp lớn đậy kín thau cải thìa. Khoảng 6 ngày sau, bạn mở nắp thau ngâm ra, vớt cải thìa, rửa lại với nước lạnh. Để dưa cải thìa ráo bớt nước thì chuyển qua một cái hộp sạch, đậy nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản sử dụng dần.
5. Ăn dưa cải muối có tốt không?
5.1. Ăn dưa cải muối có nóng không, có tốt cho sức khỏe không?
Dưa cải muối là một trong những cách làm kim chi Việt Nam giúp đảm bảo được độ giòn, ngon, bảo quản được lâu của rau củ quả. Về cơ bản, các công thức lên men rau quả này cũng giống như cách làm kim chi của người Hàn Quốc theo truyền thống. Nhiều người lo ngại ăn dưa cải muối gây nóng, vì đây là thực phẩm lên men. Thực tế ngược lại, một số nghiên cứu cho thấy, thực phẩm lên men (dưa cải chua, đồ chua, kim chi,…) có chứa men vi sinh giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột rất tốt. Thậm chí, món ăn này còn có lợi cho sức khỏe nhiều hơn bạn nghĩ. Hãy điểm qua một số gạch đầu dòng thú vị dưới đây:
- Dưa chua được chế biến từ rau củ quả tươi, giữ được đúng hương vị tự nhiên nhất của rau quả. Thế nên, ăn dưa cải muối cũng gần tương đương với ăn rau tươi.
- Uống nước ngâm dưa cải cuối (nhất là kim chi từ dưa leo) có thể làm dịu chứng chuột rút.
- Ăn dưa cải muối giúp tăng cường chất chống oxy hóa. Ngoài ra, nguồn thực phẩm này còn giúp chống ung thư lá lách, giảm lượng đường trong máu, chứa nồng độ chất điện giải cao,…
5.2. Ăn dưa cải muối có tốt cho bà bầu khi mang thai hay không?
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần được chăm chút bữa ăn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe, nấu chín kỹ để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả mẹ và em bé. Thế nên, nhiều chị em thường lo ngại, không biết khi có bầu ăn dưa cải muối chưa được không. Nhiều phụ nữ thèm ăn mặn trong thai kỳ (nghiên cứu về sự thèm ăn giai đoạn đầu thai kỳ), mà dưa cải chua lại có sự hài hòa giữa vị chua chua ngọt ngọt, mặn mà rất ngon.
Tuy nhiên, có một điều mà ít mẹ bầu nào biết, các loại rau củ lên men có chứa một chất dinh dưỡng “quyền lực” đối với phụ nữ mang thai – đó là lycopene. Chất này không chỉ tốt cho em bé, mà còn giúp ngăn ngừa chứng tiền sản giật ở người mẹ. Hơn nữa, dưa cải muối còn chứa một số chất giúp chúng ta dễ dàng tiêu hóa các món ăn chính khác.
Trên thực tế, mẹ bầu có thể ăn các món rau quả lên men, kể cả kim chi, nhưng với số lượng phù hợp, không lạm dụng. Theo đó, bà bầu, hoặc người bình thường nhưng có tiểu sử mắc bệnh tiểu đường, chỉ nên dùng 3/4 chén dưa cải muối trên mỗi lần ăn. Đồng thời, chỉ nên tiêu thụ 2 dưa cải muối/ tuần. Nước ngâm cải chua cần được nấu chín kĩ, dụng cụ tiệt trùng cẩn thận, rau củ quả tươi không bị dập nát hay chứa nấm mốc nhé.
5.3. Món dưa cải muối chứa bao nhiêu calo?
Trung bình, một chén củ cải trắng muối chua ngọt với cà rốt chứa khoảng 47 calo. Còn cải thìa, cải bắp, cải bẹ xanh muối mặn thì chứa tầm 39 calo. Với những chỉ số này, bạn có thể thong thả ăn dưa cải muối chua với liều lượng vừa phải trong ngày Tết, hoặc trong bữa cơm hàng ngày, mà không lo tăng cân rồi nhé!
Người Việt Nam thích thưởng thức hương vị tự nhiên của các món ăn ngon hàng ngày, vì vậy, từ xa xưa, thế hệ ông bà đã phát minh ra các phiên bản lên men khác nhau để áp dụng cho một số loại rau củ quả, giúp chúng có mùi thơm, độ giòn, đa hương vị mà không cần nấu thêm với nguyên liệu khác. Trong kì nghỉ Tết dài hạn, khi các món thịt, bánh chưng, bánh tét đã bày sẵn với vị nếp béo ngậy, chút dưa cải ngâm giòn sẽ là món ăn hoàn hảo giúp cân bằng hương vị, kích thích sự thèm ăn và tăng cường hoạt động tiêu hóa. Thế nên, hãy thử ngay những cách muối dưa cải siêu giòn hướng dẫn chi tiết trên đây, để chuẩn bị cho thực đơn món ngon ngày Tết phong phú, vẹn toàn, bạn nhé!
Trúc Nguyễn tổng hợp