1. Tiêu chí đánh giá món chân gà ngâm sả tắc ngon, không bị nhớt, đắng
Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng, nhớt là bí quyết nấu ăn không phải “thợ bếp” nào cũng nắm rõ. Đây là món gà ngâm rất ngon, được nhiều người – từ già đến bé – đều yêu thích. Nhưng khi chế biến tại nhà, nhiều chị em dễ mắc các sai lầm ngay từ khâu sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu không kỹ. Chính điều này dẫn đến tình trạng chân gà ngâm sả tắc bị nhớt đắng hoặc hư hỏng.
Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng sẽ thành công nếu thành phẩm đáp ứng các tiêu chí:
- Chân gà sau khi ngâm có màu trắng hồng, nước ngâm có màu nâu trong. Đồng thời, các nguyên liệu giữ nguyên màu sắc, tươi trong đẹp mắt.
- Cách làm món chân gà ngâm sả tắc ngon sẽ mang mùi thơm đặc trưng của đầy đủ các gia vị.
- Chân gà giòn, thơm, vị đậm đà chua chua cay cay ăn hoài không chán.
2. Công thức làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng, nhớt mà giòn ngon
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 20 cái chân gà. Bạn nên chọn mua chân gà công nghiệp ở nơi bán uy tín cho chắc thịt, có màu hồng nhạt, tươi, không có mùi hôi. Chân gà ta khá gầy, khi ngâm sẽ bị co, khi ăn có cảm giác khô, không ngon. Nếu làm được chân gà rút xương ngâm sả tắc thì sẽ càng giòn và ngon hơn rất nhiều.
- 10 nhánh sả. Bạn nên chọn những nhánh sả to, tươi, không héo, cũng không có nhiều tinh dầu.
- 1 củ gừng to
- Ớt sừng tươi – số lượng tùy khẩu vị và đối tượng thực khách. Nếu chế biến các món ngon cho bé thì không nên dùng nhiều ớt.
- 5 – 6 quả tắc (quất). Chọn những quả to, có màu xanh thẫm, tươi.
- 2 củ tỏi
- Muối hạt
- Rượu trắng
- Lá chanh
- Lá chanh
- Gia vị: nước mắm, muối, giấm gạo, đường trắng, hạt tiêu đen.
2.2. Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng, nhớt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chân gà: Dùng dao cắt bỏ phần móng, lột lớp da ngoài còn sót lại. Dùng rượu, muối, chút gừng giã nhỏ, nước chanh chà lên chân gà cho thật sạch, rồi rửa lại với nước, để ráo.
- Sả: Bóc vỏ, rửa sạch và cắt làm đôi. Phần thân dưới thì đập dập, băm nhỏ. Phần thân trên sả thì xé thành sợi mỏng.
- Ớt tươi: Đem rửa sạch, chia làm 3 phần. Hai phần đem thái lát, còn 1 phần thì để nguyên.
- Tắc đem về ngâm với muối loãng, rửa sạch, để ráo. Nên cắt tắc thành từng lát không quá mỏng, bỏ hột để khi ngâm không bị nát.
- Tỏi: Bóc vỏ, có thể đập dập hoặc để nguyên tép.
- Gừng: Cạo sạch vỏ, thái lát.
- Lá chanh đem rửa sạch, xắt nhỏ.
Bước 2: Luộc chân gà
- Cho vào nồi một ít lát gừng, 1 chút muối, 1 chút rượu trắng, vài nhánh sả đổ nước vào đun sôi.
- Khi nước đã sôi thì cho chân gà vào luộc từ 2 – 3 phút, không đậy nắp. Lưu ý luộc chân gà thời gian vừa đủ, đây là cách luộc gà ngon không bị nứt da.
- Bạn cũng có thể thêm vào nước luộc 1 thìa nhỏ bột nghệ để chân gà có màu vàng bóng đẹp. Đồng thời, nghệ cũng giúp khử mùi hôi của chân gà rất tốt.
- Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng hay chảy nhớt tốt nhất là sau khi vớt chân gà ra, nên rửa lại lần nữa với nước đun sôi để nguội.
- Sau đó, vớt chân gà cho vào tô nước đá có pha chút muối hạt giúp cho chân gà trong, giòn săn lại.
- Ngâm chân gà thêm 15 – 20 phút nữa. Khi gà đã cứng thì vớt ra cho vào bọc thực phẩm để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 giờ. Cách này sẽ giúp chân gà se lại và tăng thêm độ giòn.
Bước 3: Ngâm chân gà sả tắc
- Làm nước mắm ngâm chân gà sả tắc: Đun sôi 1 lít nước. Khi nước sôi, cho thêm 6 thìa đường, 6 thìa nước mắm, 5 muỗng dấm gạo, 1 muỗng muối khuấy đều. Hớt bọt để hỗn hợp được trong hơn. Khi nước mắm sôi lên rồi thì để nguội.
- Cho chân gà, cùng các nguyên liệu sả ớt tắc vào ngâm trong 3 tiếng.
- Sau đó, xếp chân gà vào lọ, cho tắc vào. Sau đó, đổ nước mắm tỏi ớt đã nguội vào ngâm tiếp trong 1 – 2 tiếng đồng hồ nữa.
- Cho hũ chân gà ngâm sả tắc vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Khoảng 2 – 3 giờ sau là có thể lấy ra ăn được rồi. Nếu chưa dùng liền, có thể bảo quản trong tủ lạnh tối đa 4 – 5 ngày nhé.
Bước 4: Làm nước chấm ăn với chân gà ngâm sả tắc
Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng thành công rồi thì chỉ cần pha nước chấm ăn kèm nữa là “đủ combo”. Công thức làm nước chấm chân gà ngâm sả ớt như sau:
- Nguyên liệu: 4 – 5 quả tắc, ớt, tỏi, đường, hạt tiêu, bột canh, sữa đặc.
- Cách làm: Vắt lấy nước cốt quả tắc vào một cái bát, bỏ hạt. Vỏ tắc giữ lại, xắt nhuyễn. Cho thêm 2 thìa đường, ½ thìa hạt tiêu, 4 thìa bột canh, 1 thìa sữa đặc vào bát, khuấy đều tất cả hỗn hợp.
3. Cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng cần lưu ý những gì?
- Không luộc chân gà quá lâu làm chân gà mềm, bị nứt, không ngon và đẹp.
- Không đổ nước mắm còn nóng lên chân gà ngâm. Làm như vậy sẽ khiến cho nước ngâm bị nổi váng, nhớt và nhanh hỏng.
- Không cho tắc vào nấu với nước mắm làm dung dịch ngâm, điều này sẽ khiến nước mắm ngâm bị đắng, tắc bị nát.
- Cần loại bỏ lát ở phần đầu và cuối quả tắc, để tránh vị đắng chảy ra từ tắc.
- Không cho lá chanh vào ngâm trong lọ chân gà vì lá chanh có thể làm nước bị đắng. Chỉ dùng lá chanh để trang trí, tăng thêm mùi vị cho món ăn.
Vậy là cách làm chân gà ngâm sả tắc không bị đắng, nhớt, mà giòn ngon với đầy đủ các hương vị vô cùng hấp dẫn đã hoàn tất. Cách làm món ngon này rất thích hợp để nhâm nhi cùng bạn bè, gia đình vào những dịp cuối tuần. Nếu thực hiện theo đúng bí quyết mà bài viết chia sẻ, bạn có thể bảo quản món ăn hấp dẫn này lâu hơn mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon nhất. Nào, lấy sổ tay ra và ghi chép ngay lại nhé!
Ngọc Trằm tổng hợp