1. Hướng dẫn nấu cháo giò heo hầm ngon nhất cho bà đẻ
Cháo chân giò heo từ lâu được xem là một trong những cách nấu món ăn ngon dành cho bà bầu bổ dưỡng cho sức khỏe, và với chị em sau sinh, người mới ốm dậy. Nếu bạn muốn bồi bổ hay hồi phục thể trạng cho mình và các thành viên trong nhà thì có thể học ngay các công thức nấu cháo giò heo này. Chỉ với các nguyên liệu đơn giản, bạn sẽ có ngay bát cháo thơm ngon cho cả gia đình thưởng thức.
1.1. Nguyên liệu
- 1 cái chân giò heo đã làm sạch
- 1 bát gạo tẻ loại dẻo ngon
- 5 củ hành tím
- Hành lá, rau thơm
- 1 nắm hành lá, rau thơm
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu…
1.2. Hướng dẫn cách nấu cháo chân giò heo hầm đơn giản
1.2.1. Sơ chế chân giò heo và các nguyên liệu nấu cháo
- Chân giò nếu khi mua nếu người ta đã làm sạch về bạn chỉ cần rửa lại, sát với ít muối hoặc chanh là được. Nếu không phải mất công đoạn dùng dao lam cạo sạch lông, thui móng. Làm sạch xong xuôi, bạn chặt giò thành miếng vừa ăn.
- Gạo tẻ đãi kỹ để không bị sạn, vo qua và ngâm trong ước ấm từ 15 phút. Gạo mềm bạn gạt nước đi, vớt ra để ráo. Rau thơm và hành lá cắt bỏ phần rễ, rửa sạch, thái khúc ngắn.
1.2.2. Bí quyết nấu cháo chân giò heo hầm ngon nhất dành cho bà đẻ
- Trước khi hầm giò heo, bạn chần qua một lần với nước nóng cho hết mùi hôi.
- Cho tất cả thịt giò vào nồi nước đã chuẩn bị sẵn, ninh với lửa vừa.
Lưu ý: Để nấu nước dùng ngon và bổ dưỡng, bạn cần thường xuyên vớt bọt và thêm nước khi nước trên nồi vơi đi.
- Khi giò heo bắt đầu nhừ, ban cho phần gạo đã ngâm vào và tiếp tục hầm cho đến khi cả thịt và gạo chín mềm. Cháo chín, bạn thêm gia vị: nước mắm, hạt nêm, mỳ chín,…nêm nếm cho vừa khẩu vị.
- Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát. Cho thêm hành lá, rau thơm, hạt tiêu lên để tăng thêm mùi hương và cho bát cháo trông bắt mắt, hấp dẫn hơn.
2. Cách nấu cháo giò heo đậu xanh
Đậu xanh có vị ngọt, mát, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và đẹp. Loại đậu này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và một trong số đó là kết hợp với giò heo nấu cháo. Cháo giò heo đậu xanh có vị bùi bùi của đậu và vị béo của thịt giò, trở thành món ăn được yêu thích trong những ngày trời nắng, mát.
2.1. Nguyên liệu
- 1 cái chân giò khoảng 1 kg
- 250 gram đậu xanh
- 100 gram gạo tẻ
- 3 củ hành tím
- 1 ít hành lá, ngò
- Gia vị: muối, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu…
- Dụng cụ: bếp, nồi, chén, muỗng…
2.2. Cách nấu cháo chân giò heo hầm đậu xanh
2.2.1. Sơ chế chân giò heo và ngâm đậu xanh
- Giò heo mua về hơ móng lợn qua lửa rồi tuốt bỏ đi, dùng dao lam cạo sạch hết lông. Sau đó rửa sạch với nước muỗi pha loãng, hoặc có thể nấu nước sôi với ít lát gừng, muối cho giò heo vào khử qua. Chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Gạo tẻ bạn cho vào tô vo sạch rồi ngâm với một chút nước ấm trong khoảng 20 phút cho gạo dễ nở và mềm hơn khi nấu. Vớt ra rổ, để ráo.
- Đậu xanh thì tùy vào sở thích bạn có thể chọn loại nguyên vỏ hoặc không vỏ. Tuy nhiên đậu có vỏ sẽ bùi, bở hơn. Ngâm đậu chừng 30 – 45 phút rồi đãi cho sạch hết lớp vỏ, chỉ lấy phần hạt bên trong.
- Hành tím lột vỏ, thái lát mỏng hoặc băm nhuyễn. Hành lá và ngò nhặt bỏ phần già, úa rồi rửa sạch, thái nhỏ.
2.2.2. Cách hầm chân giò heo với đậu xanh nấu cháo cho bà bầu
- Luộc sơ giò heo, sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước, bật lửa nhỏ cho giò chín nhìn và tiết hết các dưỡng chất ra. Nước sôi, bạn nhớ vớt những lớp bọt nổi trên mặt bỏ đi. Nêm nếm với một ít bột ngọt, hạt nêm, nước mắm và đường rồi đậy nắm lại, tiếp tục ninh.
- Sau khoảng 2 tiếng, khi giò heo đã nhừ bạn cho phần gạo tẻ và đậu xanh vào, khuấy đều lên. Nấu cho đậu xanh và gạo nở mềm rồi nêm nếm lại sao cho vừa miệng. Nếu thấy cháo cạn nước, bạn chêm vào tí nước, chờ sôi và nêm nếm lại rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra tô rồi rắc hành lá, ngò đã cắt nhỏ và tiêu bột lên trên. Như vậy là đã hoàn thành xong món cháo đậu xanh hầm giò heo đậu xanh nóng hỏi, thơm ngon giàu dưỡng chất rồi. Bạn nào thích có thể thêm ít rau thơm để tăng hương vị khi ăn nhé!
3. Bí quyết nấu cháo giò heo hầm hạt sen bổ dưỡng và ngon nhất tại nhà
Bên cạnh kết hợp với đậu xanh, bạn cũng có thể kết hợp giò heo với hạt sen để thay đổi khẩu vị cho món ăn. Sự hòa quyện giữa chân giò mềm, ngọt xương và hạt sen bùi bở cùng phần cháo đậm đà, thơm mùi hành, tiêu thật khó cưỡng lại.
3.1. Nguyên liệu
- 1 cái chân giò
- 100 gram gạo tẻ
- 100 gram hạt sen khô
- ½ củ cà rốt loại nhỏ
- 4 cái nấm hương
- 2 củ hành khô
- 3 tép tỏi
- Hành lá, rau nhò
- Gia vị: nước mắm, muối, bột ngọt, hạt tiêu…
3.2. Hướng dẫn cách nấu cháo giò heo hạt sen đơn giản
3.2.1. Sơ chế hạt sen và chân giò heo nấu cháo
- Chân giò mua về bạn dùng dao cạo cạo lại một lần cho sạch lông. Sau đó, pha một chậu nước muối rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn.
- Hạt sen khô cũng cho vào nồi nước đun sôi tầm 20 phút, tắt lửa để ngâm vậy cho hạt sen nở mềm. Nếu vẫn còn tâm sen thì bạn nhớ bỏ ra để không bi đắng nhé.
- Gạo tẻ vo sạch với nước rồi ngâm chừng 1 – 2 tiếng cho gạo mềm. Nấm hương ngâm nước, rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Hành, rau ngò bỏ rễ, rửa sạch, cắt ngắn. tỏi và hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
3.2.2. Cách nấu cháo chân giò heo hầm hạt sen
- Đầu tiên đun sôi nồi nước, cho chân giò vào trần sơ qua rồi đổ nước đó đi nhằm khử mùi của móng giò, cháo nấu ra sẽ thơm hơn. Tiếp theo cho gạo, hạt chen, móng giò heo và nước vào chung một cái nồi, ninh như bình thường.
- Trong lúc chờ cháo chín, lấy một cái chảo chống dính cho chút dầu ăn vào đun nóng, thả hành, tỏi vào phi thơm lên. Sau đó là cà rốt, nấm hương cùng 1 muỗng nước mắm. ½ muỗng hạt tiêu rồi đảo đều cho các nguyên liệu chín và thấm gia vị.
- Xem nồi cháo nếu thấy ít nước thì thêm nước, xong ban cho luôn hỗn hợp nấu, cà rốt vừa xào được vào, ninh cho đến khi tất cả đều mềm nhừ.
- Cháo đạt độ chín như yêu cầu, bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng rồi cho hành, lá ngò vào. Tắt bếp và múc cháo ra tô, rắc lên ít tiêu và thưởng thức.
4. Cách nấu cháo giò heo hầm đậu đỏ, nấm rơm bổ dưỡng
4.1. Nguyên liệu
- Nửa kí chân giò heo (đã sơ chế sạch, chần nước sôi như các công thức ở trên)
- Đậu đỏ loại tốt: 50 gram
- Gạo dẻo: 1 lạng
- Nấm rơm: 100 gram
- Hành tím băm: 3 củ
- Ít hành ngò xắt nhỏ, tiêu xay, muối ăn
4.2. Cách nấu cháo giò heo hầm đậu đỏ với nấm rơm
4.2.1. Ngâm đậu đỏ, sơ chế nấm rơm
- Với đậu đỏ, bạn cho vào thau nước sạch, ngâm ít nhất 4 giờ. Tốt nhất, bạn nên ngâm đậu đỏ qua đêm cho hạt đậu nở ra mềm béo hơn. Sau đó, bạn rửa sạch lại đậu, rồi để ráo nước.
- Với nấm rơm, bạn ngâm nước muối pha loãng tầm 10 phút. Kế đến, rửa nấm rơm lại cho sạch, cắt bỏ phần chân nấm. Bạn có thể thái đôi nấm rơm để nấu nhanh chín và dễ ăn hơn, đặc biệt là cho bé ăn. Bắc chảo vừa lên bếp, đun nóng với khoảng nửa muỗng canh dầu ăn. Cho ít hành tím thái lát vào phi thơm, rồi cho nấm rơm vào xào. Khoảng 2 – 3 phút sau, nấm mềm, bạn nêm ít bột nêm cho vừa miệng, xào nấm thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
- Với gạo, bạn đem vo sạch để chuẩn bị nấu cháo.
4.2.2. Cách nấu món cháo chân giò heo với đậu đỏ, nấm rơm bằng nồi áp suất
- Cho đậu đỏ cùng với gạo vào nồi áp suất. Chế nước ngập hỗn hợp khoảng 1 lóng ngón tay (1 đốt tay). Thêm nhúm muối ăn nhỏ, cùng hành tím băm, chân giò heo vào nồi, đậy nắp. Hầm chân giò với cháo cho đến khi nước sôi thì hạ nhỏ nhiệt độ lại.
Lưu ý: Trong quá trình nấu cháo, nếu cạn nước thì bạn châm thêm nước lọc nhé.
- Nấu cháo trên mức lửa nhỏ nhất khoảng nửa tiếng là đậu chín mềm, chân giò cũng mềm ngon. Bạn cho nấm rơm vào nồi, nấu thêm 10 – 15 phút nữa, nêm nếm gia vị cho cháo vừa ăn thì rút phích nồi áp suất.
- Ủ cháo trong nồi thêm 5 phút thì xả van. Múc cháo ra tô, rắc ít hành ngò, tiêu xay và thưởng thức. Với chân giò heo, bạn chấm với nước mắm pha ớt tươi xắt nhỏ cay mặn là ngon nhất nhé.
Như vậy, trangnauan.com vừa bật mí cho bạn 4 cách nấu cháo giò heo hầm bổ dưỡng thơm ngon, hấp dẫn tại nhà cho cả bà bầu và trẻ nhỏ, người lớn thưởng thức. Các công thức nấu ăn này rất đơn giản, phải không nào! Không cần những nguyên liệu phức tạp, hay cách chế biến cầu kỳ, món cháo chân giò hầm vẫn đủ sức hấp dẫn, đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Giờ thì bổ sung ngay món hầm bổ dưỡng này vào thực đơn hàng ngày, bạn nhé!
Tuyết Nhi