1. Nguồn gốc món hủ tiếu mực
Cách nấu hủ tiếu mực sao cho nước dùng thật ngọt chuẩn vị Nam Bộ là thắc mắc của không ít người. Tên gọi món hủ tiếu bắt nguồn từ tiếng Triều Châu (nhiều tỉnh gọi là hủ “tíu” vì chữ tiếu đồng âm với “tíu” trong phương ngữ Nam Bộ). Đây là món ăn dùng sợi hủ tiếu (chế phẩm gạo dạng sợi) nấu cùng nước dùng của người Triều Châu và người Mân Nam.
Hủ tiếu còn là món ăn phổ biến tại vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và một số quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, phải kể đến những nước như Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Singapore và miền Nam Việt Nam.
Những năm 50, món hủ tiếu có mặt nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Các quán hủ tiếu, xe đẩy liên tục xuất hiện. Người dân thường ăn hủ tiếu vào bữa sáng hoặc tối. Món ăn có nguyên liệu chủ yếu là sợi hủ tiếu, nước dùng, thêm các nguyên liệu ăn cùng khác như giá đỗ, thịt bò viên, xương, móng giò, tương ớt, tương đen.
2. Cách nấu hủ tiếu mực tươi thịt bằm đơn giản mà ngon chuẩn vị
Có rất nhiều loại hủ tiếu với hương vị đặc trưng được nhiều người yêu thích như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu mực… Trong số đó, món hủ tiếu mực với sợi hủ tiếu mềm dai, nước dùng ngọt thanh từ mực và các nguyên liệu khác là món ăn nhiều người học cách tự nấu tại nhà.
Công thức nấu hủ tiếu mực không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tỷ lệ và cách nếm các nguyên liệu để giữ được hương vị đặc trưng của nước dùng món ăn thơm ngon này. Bạn có thể tham khảo công thức nấu đơn giản ngay sau đây.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Hủ tiếu sợi: Tùy vào số người ăn
- Xương heo: 1 kg
- Nước sạch: 1 lít
- Mực tươi: 1 kg
- Khô mực: 20 kg
- Thịt nạc dăm xay: 300 gram
- Tôm khô: 20 gram
- Hành tím: 200 gram
- Tỏi: 200 gram
- Ớt sừng: 5 trái
- Giá sống: 300 gram
- Cần tàu: 300 gram
- Củ cải trắng: 100 gram
- Lá hẹ: 300 gram
- Hành lá: 300 gram
- Xà lách Đà Lạt: 500 gram
- Muối, hạt nêm, đường cát, đường phèn: Mỗi thứ 100 gram
2.2. Cách nấu món hủ tiếu mực tươi với thịt băm thơm ngon chuẩn vị
2.2.1. Sơ chế nguyên liệu làm hủ tiếu mực
- Mực tươi rửa sạch, khứa đường ngang, dọc để tạo hình món ăn thêm đẹp mắt. Tiếp đến, luộc chín mực rồi nhanh chóng ngâm vào nước đá hoặc nước lạnh. Để chọn được mực tươi nấu hủ tiếu, bạn nên chọn những con có màu sắc rực (màu sâu sậm sẽ ngon hơn),ấn vào săn chắc, râu dính vào thân mực.
- Ớt sừng cắt lát.
- Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhuyễn, phi thơm cho vàng, giòn.
- Hành tím bỏ vỏ, cắt lát mỏng.
- Ớt sừng cắt lái vừa ăn.
- Lá hẹ, cần tây cắt khúc dài.
- Hành lá cắt nhuyễn.
2.2.2. Cách hầm xương heo nấu nước lèo ngon cho món hủ tiếu mực
- Xương heo sau khi mua về sửa sạch vài lần với nước. Dùng một lượng muối (tốt nhất nên sử dụng muối hạt) và gừng tươi rửa đến khi nước không còn đục. Tiếp đến, chần sơ xương với nước sôi nhằm làm săn xương, loại bỏ cặn và chất bẩn bám sâu trong xương.
- Để loại bỏ mùi hôi triệt để, bạn cho nửa củ hành tây (không cần cắt múi) cùng 4 tép hành lá, 1 nhánh gừng cạo sạch vỏ, thêm vài cọng cần tây đập dập vào nồi nước sôi chần xương. Sau đó vớt xương ra, ngâm vào nước lạnh.
- Xương heo sau khi chần sơ đem đi ninh. Thời gian ninh xương heo thường dao động khoảng 3 – 6 giờ đồng hồ. Nấu quá lâu sẽ khiến nước lèo đục và bị chua. Công đoạn này có thể cho thêm tôm khô, khô mực, hành tây vào ninh cùng.
- Tiếp tục cho mực tươi, củ cải trắng rồi nêm nếm các gia vị gồm muối, hạt nêm, đường cát, đường phèn vào và tiếp tục ninh trong khoảng 30 phút. Có thể thêm cà rốt, nấm hương vào nồi nước lèo trước khi ăn hủ tiếu để tạo hương thơm kèm vị ngọt từ nhiên.
Lưu ý: Để nước lèo không bị đục khi nấu, bạn hãy lấy lòng trắng trứng gà đánh tan. Cho vào nồi nước lèo để nguội, bắc lên bấp nấu, khuấy đều để các vẫn đục bám hết vào trứng, sau đó vớt ra.
2.2.3. Cách xào thịt nạc xay nấu hủ tiếu mực ngon
- Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn rồi cho hành tím vào phi thơm. Cho thịt nạc dăm xay vào, xào đều tay đến khi thịt săn lại thì nêm thêm nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường cho vừa miệng ăn. Khi xào thịt, bạn chú ý nên tán thịt thật đều để không bị kết dính vào nhau.
- Sợi hủ tiếu sau khi mua về nên chần qua nước sôi đến khi đạt độ mềm vừa phải thì đổ ra rổ. Tiếp đến, xả trực tiếp dưới vòi nước lạnh nhằm tránh bị nhũn. Cho từng phần hủ tiếu vào tô.
- Xếp lần lượt mực tươi, thịt băm hoặc xay, hành lá, cần tây và tỏi phi lên tô hủ tiếu sao cho đẹp mắt. Cho nước lèo đang sôi vào. Rắc thêm chút tiêu và thưởng thước ngay tô hủ tiếu mực khi còn ấm nóng.
- Tô hủ tiếu mực với sợi hủ tiếu mềm dai hòa quyện cùng nước lèo mang vị ngọt tự nhiên ăn cùng các nguyên liệu đặc trưng khác sẽ kích thích vị giác các thành viên gia đình.
3. Bí quyết nấu hủ tiếu mực ngon nhất tại nhà
- Nước lèo hủ tiếu có thể nấu từ nhiều loại xương khác nhau như xương đuôi bò, xương heo, xương gà… Thông dụng nhất vẫn là xương heo. Để chọn phần xương heo nấu nước lèo đạt chất lượng, bạn nên chọn phần xương ống màu đỏ tươi, không bị tái, không mùi hồ. Nên chọn đoạn xương ống to bằng 2 – 3 đốt tay.
- Nguyên tắc quan trọng khi ninh xương là không nên đậy vung. Bạn chỉ nên đợi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, vớt bọt ra khỏi nồi. Bạn nên để nhỏ lửa để xương từ từ chiết ra toàn bộ chất ngọt. Đồng thời, nhớ vớt bọt thường xuyên để có nồi nước lèo thật trong.
Có thể thấy, với cách nấu hủ tiếu mực hoàn toàn đơn giản đã trình bày trên đây, bạn hoàn toàn có thể trổ tại nấu món ăn này chiêu đãi các thành viên gia đình. Vị ngọt thanh của nước dùng cùng sợ hủ tiếu vừa mềm vừa dai kết hợp vị thơm ngon của mực tươi, thịt xào sẽ kích thích vị giác của mọi người khi thưởng thức. Chúc bạn thành công với các bí quyết nấu hủ tiếu mực đơn giản ngay tại nhà. Nếu ăn chay, bạn có thể tham khảo công thức nấu hủ tiếu chay để thưởng thức món ngon này nhé.
Hồng Ngọc