1. Công thức làm bánh tai yến với bột bánh bò đơn giản tại nhà
Bột bánh bò giúp tạo độ nở xốp và dai mềm cho bánh đúng cách truyền thống, nên bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để làm bánh tai yến đạt chất lượng. Ngoài thành phần này, bạn cần kết hợp thêm một số nguyên liệu dưới đây để làm các món ăn vặt ngon này tại nhà nhé.
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- Bột bánh bò: 500 gram
- Đường trắng: 250 gram
- Sữa tươi: 300 ml
- Trứng gà: 2 quả
- Muối tinh
- Dụng cụ làm bánh: tô, muỗng, màng bọc thực phẩm nilon, chảo sâu lòng
- Dầu ăn
1.2. Cách làm bánh tai yến dai ngon bằng bột bánh bò
1.2.1. Cách trộn bột bánh bò làm vỏ bánh tai yến
- Sử dụng 250 gram đường và 1/3 thìa muối vào phần nước cốt dừa đã chuẩn bị, đảo đều cho tới khi bếp sôi thì vặn nhỏ lửa. Chờ hỗn hợp nguội, bạn cho hỗn hợp vào tô bột bánh bò đã chuẩn bị, trộn đều cho tới khi chúng đặc mịn. Trong quá trình trộn, bạn có thể bổ sung thêm sữa tươi cho bột bánh đặc lại.
- Cho thêm 2 quả trứng gà vào bát, thêm sữa tươi cho hỗn hợp bột bánh loãng ra. Sử dụng màng bọc thực phẩm đậy kín, ủ bột trong thời gian 1 giờ đồng hồ.
1.2.2. Cách chiên bánh tai yến
- Sử dụng chảo lòng sâu, cho dầu ăn đong vào ly nhỏ.
- Khi dầu ăn nóng bỏ nhanh bột vào giữa chảo qua ly nhỏ.
Lưu ý: Khi chiên bánh cần chiên lửa nhỏ tới khi bánh phồng giữa, phần rìa bánh giòn và có màu vàng nhự thì bỏ ra đĩa có đặt giấy thấm dầu.
2. Cách làm bánh tai yến màu xanh vị lá dứa từ bột mì
2.1. Nguyên liệu làm bánh tai yến lá dứa
- Bột mì: 150 gram
- Đường: 40 gram
- Lá dứa: 25 gram
- Sữa tươi có đường: 40 ml
- Nửa thìa muối ăn
- 1 quả trứng gà
2.2. Cách làm món bánh tai yến vị lá dứa bằng bột mì
2.2.1. Cách trộn bột mì làm bánh tai yến pha nước cốt lá dứa
- Lá dứa đem rửa sạch, để ráo nước, cắt thành khúc nhỏ với độ dài khoảng 4 cm. Cho lá dứa vào máy xanh sinh tố cùng 40 ml sữa tươi có đường vào cùng rồi bấm nút xay cho nhuyễn. Dùng rây lọc phần nước lá dứa và bỏ phần xác lá dứa.
- Sử dụng 40 gram đường, cho thêm muối cùng 1 quả trứng gà. Đánh thật nhuyễn trứng và đường tới khi hòa tan, đổ trứng và nước lá dứa vào tô đựng bột mì và khuấy đều.
- Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín miệng tô và để ủ trong 3 giờ đồng hồ.
2.2.2. Chiên bánh tai yến lá dứa
- Cho dầu vào chảo sâu lòng, sử dụng ly nhỏ để đong bột vào giữa chảo cho bánh đều nhau.
- Canh tới khi bánh vừa vàng thì thực hiện lật mặt bánh. Canh tới khi bánh chín 2 mặt, bạn thực hiện lấy bánh ra đĩa có lót thêm giấy thấm dầu. Bày bánh tai yến cùng rau sống cho đẹp mắt.
3. Cách làm bánh tai yến nước cốt dừa từ bột gạo nếp
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 270 gram
- Bột năng: 30 gram
- Bột nếp: 30 gram
- Nước lọc: 160 ml
- Đường trắng: 150 gram
- 1 quả trứng gà, 1 thìa muối, 1 thìa vani
- Nước cốt dừa: 225 gram
3.2. Cách làm bánh tai yến với nước cốt dừa béo ngon tại nhà
3.2.1. Cách trộn và ủ bột gạo nếp chế biến bánh tai yến
- Bạn thực hiện đánh tan 1 quả trứng gà nhưng không đánh bông, cho 160 ml nước lọc vào khuấy đều. Cho 270 gram bột gạo, 30 gram bột nếp, 30 gram bột năng và 1 muỗng cà phê bột vani vào tô. Cho trứng gà đã lọc qua rây vào hỗn hợp bột trên, đảo đều.
- Cho nồi nhỏ lên bếp cùng 150 gram đường, 1 muỗng cà phê muối và 225 gram nước cốt dừa khuấy đều. Cho nước cốt dừa vào bột bánh, bóp nhẹ cho bột tan từ từ không gây vón cục.
- Sau khi trộn đều 10 phút, bạn cho nước cốt dừa còn lại vào bột và tiếp tục nhồi tới khi bột quyện lại với nhau. Sử dụng màng bọc thực phẩm ủ bột bánh trong thời gian từ 4 – 6 tiếng.
- Nhồi bột bánh cho dẻo và có độ sệt để khi chiên, bánh sẽ dễ tạo hình rễ tre hơn.
3.2.2. Cách làm bánh tai yến nước cốt dừa chiên giòn
- Đổ 50 ml bột vào 1 cái ly nhỏ giúp việc đổ bột bánh vào chảo được tiện hơn đồng thời bánh thành phẩm sẽ có kích cỡ bằng nhau.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun. Khi dầu nóng, hạ lửa xuống mức nhỏ và thực hiện đổ bột vào giữa chảo. Thực hiện chiên vàng một mặt bánh, sau đó lật mặt còn lại chiên tới khi vàng đều, phần bánh nổi cao lên là đạt.
- Vớt bánh đã chiên ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu nhằm giảm lượng dầu trong bánh, ăn không gây ngấy.
4. Yêu cầu thành phẩm món bánh tai yến
4.1. Tiêu chí đánh giá bánh tai yến ngon đúng chuẩn
- Bánh tai yến đạt chuẩn cần đảm bảo 2 mặt vàng đều, viền bánh giòn và uốn cúp vào trong nhưng không nhíu lại. Phần viền bánh giòn tai,phồng lên nhẹ, phần chính giữa nhân bánh mềm nhưng vẫn đảm bảo độ dai.
- Để bánh có vành nhiều và nở to, bạn hãy cho nước vào bột nhưng đừng cho quá nhiều bởi chúng khiến bánh sẽ bị nhăn và không được đẹp.
- Bánh khi ăn cần đảm bảo độ ngọt vừa phải. Chúng vừa cân bằng vị béo nước cốt dừa với, vị thơm lá dứa với vị béo ngậy của trứng. Không nên sử dụng nhiều đường sẽ khiến người ăn bị ngán khi thưởng thức.
- Bánh sau khi chiên cần được đặt trên đĩa có giấy thấm dầu. Điều này giúp loại bỏ bớt lượng dầu thừa có thể gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
4.2. Bánh tai yến ăn kèm với món gì ngon nhất?
- Do là món chiên dầu nên món bánh này ít được sử dụng trước hoặc sau các bữa ăn chính, nhất là buổi tối. Chúng được dùng như một bữa ăn nhẹ cho giữ buổi sáng hay tầm xế chiều. Món ăn này thích hợp làm món ăn vặt giúp giải tỏa cơn đói cho các thành viên. Bạn có thể ăn kèm món bánh này cùng một chút rau sống cho đỡ ngán.
- Bánh tai yến ngon nhất khi thưởng thức nóng vì khi đó bánh đảm bảo độ giòn. Bánh sẽ dậy hương vị chuẩn nhất khi dùng kèm 1 tách trà nóng. Nhiều người yêu thích thưởng thức bánh khi nguội, bởi món tráng miệng này để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát.
Cách làm bánh tai yến khá đơn giản với những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp. Bánh thành phẩm đạt cần có chân hình rễ tre, phần viền bánh giòn rụm và có hình tương đối giống với tổ yến. Vào thời gian rảnh rỗi cuối tuần, bạn có thể trổ tài làm bánh cho cả gia đình, hãy lưu ngay lại công thức độc đáo này nhé!
Phạm Dịu tổng hợp