1. Cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh
1.1. Cách sơ chế cá lóc không bị tanh
Cách nấu cháo cá lóc cho bé thì đơn giản, nhưng bạn cần biết bí quyết sơ chế sao cho khử mùi tanh cá hiệu quả. Mùi tanh của cá lóc khi nấu cháo chính là nguyên nhân khiến trẻ không yêu thích món ăn này. Nếu muốn trẻ ăn ngon miệng, bạn cần nắm được cách chọn và sơ chế cá để hạn chế mùi tanh của món ăn này.
- Cách chọn cá: Khi chọn, bạn nên lựa chọn cá lóc đồng với trọng lượng dao động từ 700g đến 1kg vì cá sẽ chắc thịt.
- Cách sơ chế: Khi sơ chế, hãy rửa cho sạch phần nhớt cá với nước muỗi loãng, nước giấm pha loãng hoặc nước cốt chanh. Bạn rửa sạch gân máu ở phần bụng cá, rửa lại nhiều lần với nước sạch tới khi chúng hết nhớt. Sử dụng dao sắc lọc phi lê cá nấu cháo cho bé sẽ đảm bảo vị ngon.
- Bí quyết nấu: Khi nấu, nếu cần cho thêm nước vào nồi cá, bạn hãy cho nước ấm hoặc nước nóng, hạn chế dùng nước lạnh. Nước ấm giúp mùi tanh của cá bị đẩy lùi.
1.2. Cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh
1.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá lóc: 1 con khoảng 700 – 800 gram
- Gạo: ½ bát
- Gừng: 1 củ
- Gia vị: hành lá, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn
1.2.2. Hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh
- Cá lóc sau khi sơ chế, bạn rửa sạch với nước muối loãng giúp khử tanh và để ráo nước. Lọc phần thịt cá đem hấp chín, tán nhuyễn và bỏ vào 1 chén nhỏ riêng. Để cá lóc không bị tanh, bạn hấp cá với gừng và hành khô.
- Phần xương cá, mẹ ninh trong 25-30 phút rồi chắt lấy nước cốt ngọt. Khi ninh xương, mẹ lưu ý liên tục vớt bọt sôi để nước không bị đục, thêm hạt nêm cho tăng hương vị.
- Cho gạo và ninh với nước xương đã lọc, thêm nước lọc phù hợp với lượng gạo có trong nồi. Bạn thêm ít muối đảo đều, đun tới khi sôi thì ninh với lửa nhỏ. Bạn có thể nấu với nồi cơm điện hay nồi áp suất giúp cháo nhanh chín hơn. Khi ninh cần thường xuyên khuấy đều từ đáy nồi để cháo không bị khê.
- Cháo sau khi chín, bạn cho cá lóc vào nấu cùng. Thêm dầu ăn, gia vị cho vừa ăn, tiếp tục đun khoảng 5-7 phút. Mẹ múc cháo ra tô để nguội và cho bé thưởng thức.
- Mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng các loại rau, củ rất tốt cho con như: bí đỏ, cải xanh, đậu,… Thực hiện xay nhuyễn chúng, lấy nước cốt nấu cháo cùng với nước xương cá lóc đã ninh.
2. Cách lấy xương cá lóc nấu cháo bổ dưỡng cho bé
2.1. Hướng dẫn đánh vẩy cá lóc
Với cá lóc, bạn hãy dùng chày hoặc dao sống đập vào đầu cá tới khi cá chết. Sử dụng dao hoặc các dụng cụ chuyên dụng đánh vậy cá. Lưu ý chọn dao không nên quá sắc, khi đánh vẩy cần đặt nghiêng dao, nhẹ nhàng lấy sạch vẩy cá. Bạn có thể thoa tro lên thân cá giúp thân cá bớt trơn, việc đánh.
2.2. Loại bỏ vây cá và làm sạch bụng
Với phần vây cá, để loại bỏ nhanh chóng bạn có thể dùng kéo. Lưu ý phải lấy sạch vây phần sống lưng, phần bụng và 2 bên cá. Dùng kéo cắt bụng cá theo đường nhỏ, lưu ý nhẹ tay nếu không sẽ khiến mật cá vỡ sẽ làm cá đắng.
2.3. Lọc xương con hai bên xương sống cá, bỏ xương sống
Sử dụng dao sắc, nhỏ cắt thành đường dọc từ đầu cá tới phần đuôi sát với xương sống cá. Thực hiện tương tự với bên còn lại thật nhẹ nhàng, tránh làm cắt rời phần thịt cá.
Cắt phần xương sống cá ở dưới đuôi, dùng cáo cắt phần xương sống này khỏi thịt cá từ đuôi lên đầu.
2.4. Lọc bỏ phần xương nhỏ
Với những phần xương nhỏ, bạn cắt khỏi xương sống, dùng dao nhỏ nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi phần thịt cá. Sau khi lọc, bạn dùng tay kiểm tra lại đảm bảo không còn xương cá trên thân. Vậy là bạn hoàn toàn có thể chế biến cá lóc cho trẻ mà không lo trẻ bị hóc xương cá.
3. Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá lóc: 1 con (khoảng 700 – 800 gram)
- Gạo: 1/2 bát con
- Đậu xanh: 200 gram
- Chanh, hành lá, gia vị cần thiết: nước mắm, dầu ăn, tiêu xay, hạt nêm
3.2. Cách nấu cháo đậu xanh cá lóc cho bé
- Cá lóc mua về, bạn đem sơ chế sạch vẩy, loại bỏ nội tạng. Sử dụng chanh xát lên bề mặt cá làm sạch nhớt sau đó rửa lại với nước cho sạch. Dùng dao lóc phần thịt cá, thái thành các miếng nhỏ sao cho vừa ăn.
- Thực hiện ướp cá với các loại gia vị gồm: 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa nước mắm, 1 ít tiêu. Bạn cho phần xương cá này vào luộc với nước từ 20-15 phút để lấy nước dùng.
- Bỏ phần xương cá, vo sạch gạo cho ráo nước và cho vào nồi xương cá luộc. Khi nước sôi, bạn cho nhỏ lửa để hạt gạo chín đều. Trong quá trình nấu, bạn lưu ý cần thường xuyên mở nắp vung, dùng đũa khuấy đều.
- Với đậu xanh, bạn ngâm với nước muối từ 10 – 15 phút, vớt ra để ráo. Khi cháo sôi, bạn cho phần đậu vào đun cùng và nêm nếm gia vị.
- Cho chảo lên bếp cùng 1 thìa dầu ăn. Đun tới khi dầu già, bạn cho phần thịt cá vào xào cho săn. Để món ăn thêm phần dậy mùi, bạn cho 1/2 thìa nước mắm, tiêu xay và đảo đều tay.
- Cuối cùng, bạn cho phần cháo ra bát và cho bé thưởng thức.
4. Cách nấu cháo cá lóc quả phi lê cho bé 9 tháng ăn dặm
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo tẻ: 1 nắm nhỏ
- Phi lê cá lóc: 15 gram
- Hành tím: củ, gừng: 1 lát
- Dầu ăn cho bé: 1 thìa (có thể dùng dầu gấc cho bé ăn dặm)
4.2. Cách nấu cháo cá lóc phi lê cho bé ăn dặm
- Cá quả mẹ rửa sạch, sơ chế kỹ phần nhớt, loại bỏ nội tạng cá. Thêm vào nồi 1 bát nước, 1 lát gừng và hành tím đập dập luộc chín. Khi cá đã chín, mẹ cho cá ra, vớt gừng và hành tím, nồi nước để nguyên nấu cháo.
- Gạo vo sạch, thêm nước luộc cá vào nấu sôi, hạ lửa nhỏ nấu cháo cho nhừ. Khi nấu, mẹ cho thêm khoảng 1/2 chén nước ấm để gạo đủ nhừ. Trong quá trình nấu cháo, mẹ thực hiện nghiền nát cá.
Lưu ý: Canh cháo sao cho đảm bảo độ lỏng hay đặc phù hợp với thời kỳ ăn dặm của trẻ. Khi cháo sôi, mẹ cho cá vào đảo đều trong 1 phút thì mẹ tắt bếp, cho thêm dầu ăn đảo đều.
- Sau khi cháo nguội, mẹ đem nghiền nát cháo. Độ nát sẽ tùy thuộc vào độ ăn thô của bé ở thời điểm hiện tại. Cho bé ăn cháo khi còn ấm rất giàu dinh dưỡng.
Cá lóc là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ hãy lưu lại cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đã được chia sẻ trên đây để chế biến những món cháo thơm ngon cho bé yêu tại nhà nhé!
Phạm Dịu