Cách xào nếp gói bánh tét sao cho đúng vị, béo bùi là bước đệm làm nên những chiếc bánh ngon không thể chối từ. Tết đến, mỗi vùng miền lại có những món bánh đặc trưng chào đón năm mới hạnh phúc, sum vầy. Giống như cách gói bánh chưng lá dong đặc trưng miền Bắc, những đòn bánh tét gói lá chuối là món ăn không thể thiếu của người dân miền Tây Nam Bộ. Những miếng bánh với màu sắc rực rỡ (tím, vàng, xanh), cắn một miếng, hương vị như bùng nổ trong miệng, ngon vô cùng. Những chiếc bánh ăn một lần lại muốn ăn mãi ấy bí quyết nằm ở công đoạn xào nếp.
1. Hướng dẫn xào nếp với nước dừa béo ngon gói bánh tét ngũ sắc
1.1. Nguyên liệu
Cách gói bánh tét ngũ sắc thể hiện nét sáng tạo của người dân miền Tây trong nghệ thuật ẩm thực miền Nam. Cách xào nếp gói bánh tét muốn có màu sắc hấp dẫn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu dưới đây:
- 2 kg gạo nếp tẻ
- 1 bó lá cẩm
- 1 bó lá dứa
- 1 trái gấc chín vừa độ
- 1 kg đậu xanh
- 1 kg thịt heo ba chỉ tươi, ngon
- 100 gram hành tím
- 1 trái dừa
- Gia vị (có thể thay đổi tùy theo khẩu vị): Tiêu xay, muối, nước mắm ngon, dầu ăn, ít rượu trắng.
- Dụng cụ làm bánh tét: dây lạt (hoặc thay bằng dây nilong), lá chuối.
1.2. Mẹo chọn nguyên liệu gạo nếp và hương liệu tạo màu
1.2.1. Bí quyết xào nếp với nước cốt lá dứa, nước ép rau bina tạo màu xanh lá cây
Đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải gạo nếp ngon, tuyệt đối không pha lẫn thêm gạo ngoài. Cách xào nếp gói bánh tét ngon đúng vị chỉ khi bạn đảm bảo chất lượng gạo tốt nhất. Như vậy khi ăn mới có cảm giác dẻo thơm của hạt gạo.
Nguyên liệu quan trọng không kém để tạo nên những chiếc bánh đặc biệt là lá nếp. Màu sắc của bánh phụ thuộc vào việc bạn chọn lá nào để tạo màu cho gạo nếp. Màu sắc truyền thống được người dân miền Tây ưa sử dụng là màu xanh. Nếu bạn muốn làm nên những chiếc bánh với sắc xanh tươi mát, vậy thì hãy chuẩn bị một nắm lá dứa.
1.2.2. Cách xào nếp gói bánh tét với nước ép lá cẩm tạo màu tím
Nhiều gia đình còn lựa chọn lá nếp cẩm để tạo màu tím quyến rũ cho chiếc bánh. Đây là loại lá cơ bản giúp nên màu cho hạt gạo trước khi xào. Thêm chút màu sắc cho công đoạn xào nếp trong cách gói bánh tét truyền thống sẽ giúp hương vị ngày Tết thêm vui vẻ, náo nhiệt. Ngoài ra, nhớ chuẩn bị thêm một quả dừa khô nhé và chút muối nhé. Đây là những thành phần gia vị đắc lực cho việc xào nếp đó.
1.2.3. Mẹo xào nếp gói bánh tét với nước hoa đậu biếc tạo màu xanh tươi tắn
Theo các nghiên cứu truyền thống, cây và hoa đậu biếc đều được sử dụng trong việc điều trị giảm đau nói chung. Đồng thời, chúng còn có tác dụng giảm viêm, chữa các vấn đề thường gặp về mắt như viêm kết mạc, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, tăng cường sức khỏe não bộ và khả năng đề kháng (Theo nghiên cứu của Georgianna K. Oguis và các cộng sự năm 2019).
Nước ngâm tiết ra từ hoa đậu biếc có màu xanh lam. Phần nước này có thể được pha thành trà hoa đậu biếc để uống, hoặc ngâm các loại thực phẩm để tạo màu sắc thêm hấp dẫn, như ngâm nếp nấu xôi. Với những lợi ích đã được chứng minh, nước hoa đậu biếc hoàn toàn không gây hại. Thế nên, năm nay, hãy sáng tạo với cách gói bánh tét của nhà mình bằng cách ngâm với nước hoa này để lên màu xanh quyến rũ bậc nhất hành tinh này nhé.
Khi ngâm với gạo nếp, bạn nên cho thêm 1/4 thìa cà phê muối ăn vào nước ngâm. Thời gian ngâm nước đậu biếc với nếp là khoảng 4 – 6 tiếng. Mẹo: Nếu thêm ít nước cốt canh, nồng độ pH thay đổi, nước đậu biếc xanh sẽ chuyển sang màu tím vô cùng độc đáo đấy nhé.
1.2.4. Cách ngâm nếp xào gói bánh tét màu đỏ từ trái gấc
Bạn lấy khoảng 250 gram ruột gấc tươi, cho ra tô sạch. Đeo mang tay, nhồi thịt gấc để lấy hột bỏ ra ngoài, chỉ để lại ruột gấc đỏ, tiếp tục nhồi cho nhuyễn ra. Thêm 1 thìa cà phê muối ăn trộn với thịt gấc. Với liều lượng hương liệu tạo màu này, bạn dùng khoảng 300 – 350 gram gạo nếp trắng nhé. Để nếp lên màu đỏ tươi và giữ được lâu, bạn thêm 1 thìa cà phê rượu trắng (hoặc rượu vodka), 1 thìa cà phê dầu ăn trộn với thịt gấc nhé.
1.2.5. Cách ngâm gạo nếp gói bánh tét màu vàng với tinh bột nghệ
Với công thức ngâm gạo nếp tạo màu vàng, bạn sử dụng tỷ lệ nguyên liệu như sau: 350 gram nếp trắng thì ngâm với 1 muỗng canh nước cốt dừa tươi, 1 thìa cà phê muối ăn và 300 ml bột nghệ pha loãng. Màu của nếp vàng đậm hay nhạt còn tùy thuộc độ đặc, loãng bột nghệ mà bạn pha. Để đảm bảo chất lượng món ăn thành phẩm, bạn nên tự làm bột nghệ tại nhà nhé.
1.3. Sơ chế các nguyên liệu làm vỏ bánh tét từ gạo nếp
Bước 1: Nạo dừa
- Bước đầu tiên, bạn lấy quả dừa khô đã chuẩn bị rồi nạo ra.
- Sau đó, mang phần dừa đã nạo đi vắt lấy nước cốt, rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 2: Nấu nước lá cẩm
- Đối với lá nếp cẩm (hoặc lá dứa) bạn đem đi rửa sạch, cắt khúc.
- Sau đó, cho lên máy xay cùng với nước để thật nhuyễn.
- Tiếp đến, chắt lấy phần nước cốt và bỏ bã.
Bước 3: Ngâm gạo nếp
- Trong khi đó, gạo nếp bạn mang đi rửa sạch rồi ngâm với nước lá cẩm (hoặc lá dứa).
- Tùy theo sở thích bạn muốn màu sắc của gạo như thế nào thì lựa chọn lá khác nhau.
- Ngâm với nước lá cẩm khoảng 1-2 tiếng là màu gạo chuyển sang tím hồng tự nhiên rất đẹp.
- Còn cách xào nếp gói bánh tét ngâm gạo với lá dứa sẽ có màu xanh vàng bắt mắt. Đặc biệt, hạt nếp ngâm qua nước lá cẩm trông bóng mịn và căng tròn hơn rất nhiều. Việc ngâm nước cũng giúp hạt gạo nở ra làm cho bánh tét dẻo và ngon hơn. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt ra để ráo nước rồi chuẩn bị cho việc xào nếp.
1.4. Hướng dẫn cách xào nếp ngâm màu gói bánh tét với nước dừa
- Để cách xào nếp gói bánh tét cho hương vị đúng chuẩn, bạn nên chuẩn bị chảo lớn tròn giúp công đoạn xào nếp thuận lợi và dễ kiểm soát hơn.
- Sau khi đun nóng chảo, ta mang nước cốt dừa vừa cạn ra cho vào chảo đun sôi lên.
- Tiếp đến, bạn lấy phần gạo nếp đã ngâm lá cẩm để ráo nước cho vào chảo để xào. Nhớ đảo đều tay để gạo ngấm hết nước cốt dừa nhé. Khi xào nhớ canh đều lửa, nếu để lửa quá lớn sẽ khiến gạo chín không đều hoặc bị cháy. Bằng cách xào này bạn sẽ làm cho nếp dẻo ngon hơn rất nhiều.
- Bạn tiếp tục xào như vậy cho đến khi thấy nếp quyện dẻo tỏa ra mùi thơm là được. Hạt gạo được ngâm qua lá nếp xào cùng nước cốt dừa, khi ăn cảm nhận được độ ngọt, béo ngậy, thơm bùi, càng ăn càng mê. Bạn có thể áp dụng cách làm bánh tét nhân chữ sáng tạo với bí quyết xào nếp lá cẩm cực đẹp này.
2. Cách xào nếp gói bánh tét với nước cốt dừa truyền thống
2.1. Nguyên liệu
Với cách làm bánh tét nhân thịt truyền thống, bạn có thể dùng nếp không tạo màu để lấy hương vị béo ngọt tự nhiên. Phần nguyên liệu để chế biến vỏ bánh tét bằng gạo nếp gồm có:
- 2 kg gạo nếp tẻ (Sau khi sơ chế, ngâm nước gạo nếp 6 tiếng cho nở hạt, bạn trộn nếp với ít muối ăn)
- Ít muối ăn
- 1 trái dừa cũng được nạo cơm và vắt lấy nước cốt để riêng
2.2. Cách xào nếp với nước cốt dừa gói bánh tét kiểu truyền thống
- Bắc chảo, cho nước cốt dừa lên đun lửa sôi nhẹ.
- Cho toàn bộ gạo nếp vào chảo nước cốt dừa, đảo đều liên tục.
- Đợi đến khi gạo hơi dẻo lại và bật lên hương thơm béo béo, bùi bùi đặc trưng là được.
- Tắt bếp, để gạo qua một bên, chuẩn bị gói bánh.
- Để thực hiện thao tác gói bánh đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo cách gói bánh tét miền Trung hoặc gói bánh tét kiểu miền Tây chi tiết của Webnauan.vn nhé!
Bánh tét từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của con người miền Tây. Những cách xào nếp gói bánh tét từ cơ bản đến sáng tạo mà Webnauan.vn chia sẻ với bạn sẽ giúp cho gia đình có được những đòn bánh vừa ngon, lại rất đẹp mắt. Sắc xanh hòa quyện cùng tím hồng, hay vàng rực rỡ, xanh biêng biếc tươi tắn, góp phần làm tăng thêm khẩu vị cho người ăn. Cắn một miếng bánh, cảm nhận từng hương vị quê nhà. Cùng nhau làm bánh tét để chào đón năm mới Tết đến sum vầy, yêu thương, ấm áp biết bao.
Quỳnh Anh tổng hợp