1. Vài điểm đặc biệt trong món mì Quảng – “linh hồn” ẩm thực miền Trung
1.1. Nguồn gốc tên gọi
Cách nấu mì Quảng và bún bò Huế đều là 2 món ngon Việt Nam mà trong tên gọi nó có xuất hiện địa danh phát sinh món này. Nhưng bún bò Huế không đặc thù bằng mì Quảng. Vì bún vốn thuộc về hình thức chế biến lương thực phổ biến của người Việt. Các món như bún riêu, bún ốc ở vùng châu thổ sông Hồng Hà hẳn đã có trước bún bò Huế. Bún bò Huế đại diện cho sự phát triển và biến hóa dựa trên một cái nền cũ. Nhưng mì Quảng ở vùng Quảng Nam không dựa trên truyền thống có sẵn nào.
Về chữ “mì” – mới nghe thì có vẻ không ổn – nhưng ngẫm nghĩa lại thấy rất độc đáo. Mì là sản phẩm của người Tàu, làm từ bột mì. Những món ăn xưa Việt Nam không có món mì nào cả. Thật thú vị khi mì Quảng lại chính là món mì duy nhất ở đất Việt, dù trên thực tế, đó chỉ là cách mượn tên gọi thôi. Thực chất, sợi mì Quảng làm từ bột gạo, không dính đến thành phần bột mì.
1.2. Những yếu tố hội tụ nên một tô mì Quảng ngon trứ danh Việt Nam
Cách nấu mì Quảng cũng dùng gạo làm sợi mì như bún hay phở, nhưng nó mang sắc thái và hương vị vô cùng riêng biệt. Gạo khi chọn làm mì Quảng là loại không dẻo, có hàm lượng bột cao. Tuy nhiên, gạo phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng. Gạo sau khi ngâm thì cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chống lên nhau và thái sợi.
Phần nước dùng thì không đổ ngập xâm xấp lên sợi mì mà cô đặc, trông mì Quảng gần như rất khô. Tùy theo khẩu vị từng người mà họ bổ sung vào cách nấu mì Quảng đủ hết mọi nguyên liệu. Chẳng hạn tôm và thịt heo, bò hay gà, có cả lươn hoặc cá lóc,…Trong khi nước dùng còn nóng, họ tranh thủ soạn thêm mớ rau ăn cùng. Thường là cải con mới nhú mầm, húng lủi, rau quế phải xanh chứ không giống lá đỏ như món phở bò. Cũng nhất định không thể thiếu hoa chuối bằm nhỏ và bánh đa mè.
1.3. Mì Quảng thắm đượm chất mộc mạc
Đi lên từ gánh hàng rong, phở bước vào cửa tiệm như một “kẻ chạy theo thời thế văn minh“. Trong khi đó, những món quà cổ truyền vẫn cứ “lang thang” hết các ngõ phố, hoặc trú chân trong một lồng chợ chật hẹp. Một người ăn phở, hay bún bò, chưa chắc cả đời đã bao giờ biết nấu chúng. Ngược lại, gia đình ở Quảng Nam nào cũng biết cách nấu mì Quảng.
Thỉnh thoảng, nhà nhà quây quần nấu mì để thoát khỏi những bữa cơm rau mắm nhàm chán bất tận của thôn quê. Mì Quảng được xem là món bình dân bậc nhất, dễ thích nghi mọi hoàn cảnh. Ngày nay, món ngon đặc sản của người Quảng đã trở nên phổ biến trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, với người Sài Gòn, đây có lẽ là một trong những bữa điểm tâm sáng không thể thiếu để bổ sung năng lượng cho ngày dài hoạt động sắp tới. Nếu bạn muốn tự thực hiện món ngon này tại nhà, hãy bắt tay vào bếp với Webnauan.vn với các công thức dưới đây nhé.
2. Hướng dẫn cách nấu mì Quảng tôm thịt đơn giản tại nhà
Mì Quảng tôm thịt có cả sự hài hòa giữa khí chất âm dương về mặt giá trị dinh dưỡng. Không nóng quá cũng không hàn quá, đảm bảo đủ chất đạm, chất xơ, chất béo…phù hợp với mọi người. Phần thịt ngọt tươi xen lẫn nước dùng thanh thanh tự nhiên. Các loại rau ăn chung thường dễ tìm mua, tới chén nước mắm mộc chấm cùng mặn mà phải biết. Nhìn miếng bánh tráng mè có vẻ khô khan, nhưng khi ăn kèm với mì bạn mới ngộ ra nó ngon đến chừng nào.
2.1. Nguyên liệu cần dùng
- 500 gram xương gà
- 20 gram hành tím, 20 gram nghệ tươi
- 200 gram nạc heo, 300 gram tôm tươi
- 1,5 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm
- 10 gram hành tím băm
- 2 muỗng canh dầu ăn, 1/2 muỗng canh bột nghệ
- 10 quả trứng cút luộc chín và đã bóc vỏ
- 2 lít nước
- 10 gram gừng, 20 gram củ nén (hành tăm)
- 1 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng canh dầu điều
- 1 kg sợi mì Quảng
2.2. Cách nấu món mì Quảng nấu tôm thịt chi tiết nhất
2.2.1. Cách nấu nước hầm xương
- Cho phần xương sụn gà và 2 lít nước vào nồi lớn. Thêm 10 gram gừng nướng, 20 gram hành tím nướng và 20 gram nghệ tươi, tiếp theo nêm vào 1/2 muỗng canh muối. Đậy nắp, hầm sụn gà cho thật sôi trong khoảng 45 phút. Vớt bỏ phần xương sụn gà và lọc lấy nước dùng.
- Cách nấu nước dùng mì Quảng thơm ngon hơn nhờ vào xương sụn gà. Nhưng nếu bạn không có xương sụn gà, có thể thay bằng xương heo. Bạn nhớ lọc kỹ nước dùng để phần vụn xương không lẫn vào để tránh cho mì mất vị.
2.2.2. Sơ chế tôm thịt
- Bạn cắt bỏ đầu và chân tôm, rửa sạch với muối và nước, để ráo. Rửa thịt nạc, để cho ráo và cắt thành lát mỏng vừa ăn. Sau đó chuyển sang bước ướp tôm thịt.
- Cho tôm và thịt nạc vào tô, nêm gia vị gồm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh màu điều. Thêm 10 gram củ nén, 10 gram hành tím băm vào và trộn đều.
- Cách nấu mì Quảng tôm thịt muốn đậm đà thì ướp nguyên liệu trong khoảng 30 phút.
2.2.3. Nấu nước dùng tôm thịt
- Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho 10 gram củ nén vào phi vàng thơm. Cho tôm thịt đã ướp vào xào săn lại, tiếp theo cho 1 lít nước dùng vào và đậy nắp. Nấu nước dùng tôm thịt trên lửa vừa. Cách nấu mì Quảng dậy mùi thơm đặc trưng là bạn nên sử dụng dầu ăn đậu phộng thay vì dầu thông thường.
- Nấu nước dùng đến khi sôi lăn tăn thì nêm thêm gia vị gồm 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh bột nghệ. Dùng muỗng khuấy đều để các gia vị hòa quyện với nhau. Tiếp tục nấu đến khi sôi thêm 1 lần nữa thì cho 10 quả trứng cút vào nấu thêm 2 phút là xong.
- Khi ăn mì Quảng, bạn trụng sợi mì cho mềm, xếp tôm thịt trứng cút vào tô, rắc hành lá và đậu phộng, chan thêm nước dùng nóng hổi thơm phức, ăn kèm rau sống tươi xanh. Thêm miếng bánh tráng nướng giòn bùi nữa thì tuyệt hảo.
3. Bí quyết cách nấu mì Quảng gà thơm nức
Như đã miêu tả, mì Quảng khá “dễ chiều” lòng người, bởi ở khâu chọn nguyên liệu, bạn có thể nấu mì với tôm thịt theo kiểu truyền thống, hoặc kết hợp thịt gà mềm dai. Sắc vàng của thịt gà lẫn sợi mì kích thích thị giác cao, chỉ cần nhìn thoáng qua là bạn đã thòm thèm. Hãy tranh thủ lúc mì còn nóng, lùa từng đũa mì vô miệng, nhấp nháp vị ngòn ngọt của thịt và nước dùng. Sợi mì sóng sánh mềm dai ngon khỏi nói, trứng cút cắn vào vừa mềm vừa béo. Đậu phộng thơm giòn trong miệng, cắn bụp một miếng ớt nữa rồi hít hà mới khoái khẩu làm sao!
3.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- 500 gram mì Quảng
- 1,2 kg gà ta
- 200 gram bắp chuối
- 100 gram cải bẹ xanh, 100 gram húng lủi, húng quế
- 50 gram củ nén
- 30 quả trứng cút
- 5 cái bánh đa mè
- Đậu phộng, chanh, ớt, hành tím, gừng
- Nước mắm, dầu điều, muối, đường, bột ngọt, tiêu
3.2. Cách nấu món mì Quảng gà
3.2.1. Sơ chế tổ hợp nguyên liệu
- Gà mua về rửa sạch, lọc xương nấu lấy nước dùng, còn thịt cắt thành miếng vừa ăn.
- Thịt gà cắt miếng cho vào thố, thêm ít củ nén, gừng, hành tím, ớt, nước mắm, dầu điều, muối, tiêu, bột ngọt vào trộn đều để ướp thịt gà.
- Củ nén đập dập rồi băm nhỏ. Hành tím lột vỏ, cắt lát. Gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt sợi. Ớt rửa sạch, đập dập.
- Cải bẹ xanh, húng lủi, húng quế nhặt kỹ, rửa sạch rồi để ráo.
3.2.2. Chế biến thịt gà và nước dùng mì
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào để nóng rồi cho củ nén băm vào phi thơm. Sau đó cho thịt gà đã ướp vào đảo đều cho thịt gà săn lại rồi thêm nước dùng vào nấu sôi để làm nước dùng.
- Chuẩn bị một âu nước đá lạnh, cắt thêm chanh vắt vào rồi cắt nhỏ bắp chuối cho vào ngâm. Đây là mẹo cách nấu mì Quảng ăn với bắp chuối giòn và không bị thâm đen. Sau đó, vớt bắp chuối bày lên đĩa cùng các loại rau thơm khác.
- Đem trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Rang vàng đậu phộng, để nguội rồi bóc vỏ.
- Cho mì Quảng vào bát, xếp tiếp rau thơm, bắp chuối, trứng cút vào.
- Chan nước lèo cùng thịt gà lên, rắc thêm đậu phộng rồi thưởng thức cùng bánh đa mè.
4. Chia sẻ cách nấu mì Quảng thịt bò ngon mê ly
Mì Quảng nấu với thịt bò cũng là sự lựa chọn lí tưởng để góp mặt trong thực đơn của gia đình bạn đấy! Một ngày trở về nhà với tình trạng đói cồn cào, chỉ cần ngửi thoáng qua mùi thơm đặc trưng của thịt bò, bạn sẽ phấn chấn trở lại. Tận hưởng những sợi mì mềm dai, húp một chút nước súp sền sệt, nữa chao ôi thật sảng khoái!
4.1. Những nguyên liệu cần thiết
- 400 gram mì Quảng
- 300 gram thịt bò
- 500 gram sườn heo
- 4 quả trứng gà
- 1 củ cải trắng
- Bánh tráng nướng
- Lạc rang sẵn và giã nhỏ
- Gia vị: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, bột nghệ
- Rau ăn kèm: Bắp chuối thái nhỏ, rau thơm, hành lá, hành tây, chanh, ớt
4.2. Hướng dẫn cách nấu mì Quảng bò
4.2.1. Khâu sơ chế rau, thịt và nấu nước dùng
- Rửa sạch hoa chuối, hành tây, củ cải trắng và các loại rau thơm. Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ rồi ngâm cùng ít nước giấm cho hành bớt hăng. Củ cải trắng nạo vỏ, cắt thành từng miếng to.
- Đem trứng gà luộc chín, bóc vỏ, cắt làm đôi. Ngoài trứng gà, bạn có thể thay thế bằng trứng cút đều được.
- Phần sườn non đem rửa sạch, luộc sơ sườn non qua nước sôi cho thịt sạch. Sau đó, cho vào nồi nước sạch hầm cùng củ cải trắng để làm nước dùng. Củ cải là để nước ngọt và thanh vị, bạn có thể cho 2 – 3 củ nếu thích. Cách nấu nước dùng mì Quảng có thể nêm nếm lại sao cho vừa khẩu vị.
- Thịt bò cắt thành từng thớ mỏng, sau đó, cho thêm các gia vị ướp thịt vào, ướp khoảng 15 phút.
4.2.2. Rim thịt bò và gà
- Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho hành khô vào phi thơm rồi cho thịt bò đã được ướp vào đảo đều tay.
- Đảo sơ cho bò thấm gia vị, chín vừa là được. Nêm nếm lại lần nữa.
- Sợi mì Quảng bạn đem chần sơ qua cho mềm, kỹ quá sẽ mì sẽ bở nát.
- Cho mì vào tô, cho thêm thịt bò vào, thêm nửa quả trứng gà xếp lên trên.
- Rắc thêm đậu phộng rang cùng hành lá và chan nước dùng vào sau cùng. Cách nấu mì Quảng thịt bò kèm với các loại rau thơm, hoa chuối, chanh và ớt đã chuẩn bị sẵn.
5. Bật mí cách nấu mì Quảng ếch lạ miệng
Ngoài đặc sản mì ở Quảng Nam, công thức nấu mì Quảng ếch của Đà Nẵng cũng khiến trái tim nhiều du khách xốn xang. Món mì Quảng tròn vị với thịt ếch dai dai, nước sốt thơm nồng, nước dùng ngọt nhẹ. Chẳng cần bay ra tận Đà Nẵng, bạn vẫn có thể thực hiện món ngon này tại chính gian bếp của mình qua gợi ý sau.
5.1. Yêu cầu về nguyên liệu
5.1.1. Phần thịt ếch xào
- 500 gram thịt ếch
- 10 gram sả, 5 gram tỏi, 15 ml dầu điều, 2 gram muối, 30 gram dầu hào
- 20 gram hành tím, 10 gram củ nghệ
5.1.2. Phần nước hầm xương
- 500 gram xương heo
- 30 gram sả, 150 gram hành tây
- 15 gram củ nghê, 5 gram ớt, 30 gram đường trắng
- 15 ml nước mắm, 2 gram tiêu
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 20 gram củ nén
- 700 ml nước lọc
- 50 gram hành tím, 20 gram đầu hành trắng
5.2. Hướng dẫn cách nấu mì Quảng ếch chi tiết từng bước
5.2.1. Ướp thịt ếch
- Cho 10 gram củ nén, 10 gram hành tím, 15 gram nghệ, 5 gram ớt xiêm xanh, 5 gram tỏi, 10 gram, sả cào chung 1 cối sau đó giã nhuyễn. Với 500 gram ếch thì bạn làm sạch, để ráo nước.
- Cho ếch vào thố sau đó thêm phần nguyên liệu vừa giã nhuyễn vào. Nêm thêm 30 gram đường, 30 gram dầu hào, 15 ml nước mắm, 15 ml dầu điều, 2 gram muối, 2 gram tiêu, trộn đều tất cả lên.
- Ướp thịt ếch ít nhất 30 phút.
5.2.2. Xào thịt và cách nấu nước dùng cho mì Quảng thịt ếch
- Trong lúc ướp ếch chúng ta chuẩn bị phần nước dùng cho mì Quảng.
- Trụng sơ 500 gram xương heo với nước sôi sau đó rửa sạch.
- Cho xương heo đã trụng vào nồi cùng với 700 ml nước lọc, đun sôi, hớt bọt cho nước dùng trong.
- Sau đó, thêm vào nồi 150 gram hành tây, 50 gram hành tím, 30 gram sả cây đập dập, 20 gram đầu hành lá, hạ nhỏ lửa hầm nước dùng 30 phút.
- Bắc lên bếp một chiếc nồi sạch, làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn.
- Sau đó, cho 20 gram hành tím, 20 gram củ nén, 10 gram nghệ vào phi thơm. Tiếp theo cho số thịt ếch đã ướp vào xào săn. Sau đó thêm nước hầm xương vào nồi, nêm 20 gram đường phèn, 20 ml nước mắm rồi khuấy đều rồi tắt bếp.
5.2.3. Làm nước sốt thịt ăn kèm mì Quảng ếch
- Đầu tiên chuẩn bị 120 gram thịt heo băm và 80 gram thịt ếch băm.
- Bắc lên bếp một chiếc nồi sạch, thêm vào 20 ml dầu điều.
- Đợi dầu nóng thì cho 10 gram củ nén băm và 10 gram hành tím băm vào phi thơm. Tiếp theo cho thịt heo và thịt bếp vào xào săn.
- Châm thêm vào nồi thịt xào 250 ml nước lọc, nêm 20 gram đường, 20 ml nước mắm, 2 gram tiêu, đun sôi.
- Pha đều 20 gram bột gạo với 1 muỗng canh nước lọc, đổ hỗn hợp bột vào nồi thịt, khuấy đều. Cách nấu nước dùng mì Quảng ếch có thêm bột gạo sẽ đậm đà hương vị hơn.
- Hạ lửa nhỏ đun sôi lăn tăn đến khi sốt thịt sánh lại thì thêm vào 10 gram hành lá, 10 gram ớt vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Bạn chuẩn bị thêm sợi mì Quảng, chút ít giá, rau thơm, thêm bánh tráng nướng giòn, chanh ớt ăn kèm là hoàn tất.
6. Cách nấu mì Quảng cá lóc ngon nhức nhối
Món mì Quảng cá lóc đúng điệu không hẳn phức tạp, nhưng bạn vẫn phải thực hành thật tỉ mẩn, đừng quá gấp gáp. Rất nhiều người không cẩn thận trong việc xử lí mùi tanh từ cá lóc , thành ra làm hỏng mùi thơm của mì. Hướng dẫn nấu mì Quảng cá lóc thường sử dụng sợi mì Quảng trắng thay vì sắc vàng. Một ý tưởng khá hay để kết nối yêu thương là cả nhà bạn nên chung tay thử nghiệm nấu nướng món mì này vào những dịp rãnh rỗi.
6.1. Các nguyên liệu chủ yếu
- 700 – 800 gram cá lóc
- Rau sống: Cải con, húng lủi, nghệ tươi
- 2 muỗng cà phê nước mắm
- Bột tiêu, 2 muỗng cà phê bột ngọt
- Bánh tráng nướng, đậu phộng rang
- 1 kg mì Quảng
- 2 muỗng cà phê dầu ăn
- 1 ít muối, 2 muỗng cà phê đường
- Hành tím, củ nén, tỏi, ớt, nghệ tươi
6.2. Hướng dẫn cách nấu mì Quảng cá lóc
6.2.1. Sơ chế thịt cá và nấu nước hầm xương
- Làm sạch cá lóc, chà muối cho hết nhớt, để nguyên con. Đun nước sôi sau đó cho muỗng cà phê muối, nửa muỗng bột ngọt, củ hành tím băm sau đó chờ nước sôi rồi thả cá vô luộc.
- Khi cá chín thì vớt ra để nguội, lọc xương. Cho xương đầu và thân cá vào nồi nước luộc cá nấu mềm xương rồi nêm gia vị thêm, với xương để dùng làm nước dùng chan mì.
6.2.2. Cách xào thịt cá lóc nấu mì Quảng
- Rửa sạch nghệ tươi, củ nén, hành tím sau đó băm nhỏ ướp vào phần cá đã tách xương, ướp thêm một muỗng cà phê muối, nước mắm, một muỗng cà phê bột ngọt, nữa muỗng tiêu, sau đó trộn đều cho thấm.
- Cho dầu ăn vào chảo, sau đó phi thơm muỗng canh hành tỏi băm, sau đó cho cá lên xào. Khi thịt cá săn lại thì cho thêm một chén nước sôi vào, nêm lại cho đậm đà, nấu sôi lên là được.
- Cho mì quảng ra tô, múc một vá cá, một vá nước dùng sau đó thêm ngò, đậu phộng rang.
- Chuẩn bị thêm rau sống, ớt trái và bánh tráng nướng ăn kèm là hoàn tất cách nấu mì Quảng cá lóc ngon đúng điệu.
7. Biến tấu cách nấu mì Quảng xào lươn
Món mì Quảng xào lươn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6, chất sắt, natri, kali, calci. Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp. Nó còn chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
7.1. Nguyên liệu chính
- 200 gram lươn phi lê
- 300 gram mì Quảng
- 1 muỗng canh bột nghệ
- 1 muỗng canh hành tím băm
- 1 cái bánh đa nướng
- 1/2 muỗng cà phê ớt bột
- 2 muỗng cà phê tương ớt
- Củ nén, đậu phộng rang giã nhỏ,
- Rau sống: Cải non, húng lủi, hành lá, rau chuối bào, giá
- Gia vị: dầu đậu phộng, nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu
7.2. Cách nấu món mì Quảng thịt lươn xào
7.2.1. Uớp thịt lươn và sơ chế rau
- Cho lươn vào một chiếc bọc kín cùng với muối hoặc giấm và chà sát để lươn tiết ra chất nhờn. Sau đó, rửa sạch lươn lại bằng nước lạnh. Dùng dao cắt lươn thành các miếng phi lê vừa ăn, cho vào âu rồi ướp với bột nghệ, tiêu, hành tím băm, nước mắm và ớt bột, trộn lên cho lươn thấm đều gia vị.
- Rửa sạch rau cải, hành lá, húng lủi và rau chuối, để ráo. Riêng củ nén bạn đập dập ra và để riêng.
7.2.2. Cách xào lươn nấu mì Quảng
- Rửa sạch rau cải, hành lá, húng lủi và rau chuối, để ráo. Riêng củ nén bạn đập dập ra và để riêng. Tiếp tục cho mì Quảng vào chảo xào đều. Nêm nêm một ít tương ớt, nước mắm và bột ngọt vào rồi cho lươn đã xào săn lại đảo thêm một chút nữa.
- Đợi khi mì và lươn đã chín thì tắt bếp. Tiếp theo, cho rau chuối, giá và rau cải vào chảo đảo đều cho rau vừa chín tới thì trút mì ra đĩa. Cuối cùng, rắc một ít đậu phộng rang lên trên bề mặt và thêm bánh tráng nướng, trộn đều lên và thưởng thức.
8. Tuyệt chiêu nấu mì Quảng chay thanh đạm
8.1. Nguyên liệu cần dùng
Những năm gần đây, đối mặt trước nhiều áp lực cuộc sống, con người dần tìm đến nhiều phương pháp cân bằng tinh thần tích cực như là thiền định. Bên cạnh đó, việc kết hợp với một chế độ ăn uống giản dị luôn được chú trọng hơn cả. Nếu như bạn quá ngán ngẩm với đồ ăn mặn, đừng vội bỏ lỡ cách nấu mì Quảng chay sau đây nhé!
- 1 củ cải trắng, 1 trái cà chua
- 100 gram bông cải trắng, 200 gram bắp cải
- 100 gram hành boa rô, 200 gram nấm bào ngư
- 3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt
- 150 gram xà lách, 100 gram húng lũi, 100 gram ngò rí, 100 gram hành lá
- 100 gram đậu phộng, 2 lát tàu hũ ky, 2 miếng tàu hũ non
- 4 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh nước tương
- 100 gram giá đỗ
- 500 gram sợi mì Quảng, 2 cái bánh đa
8.2. Hướng dẫn cách nấu món mì Quảng chay
8.2.1. Sơ chế rau và tàu hũ
- Củ cải trắng, bắp cải, bông cải trắng cắt khúc, rửa sạch, để ráo nước. Nấm bào ngư cắt bỏ chân, rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm với nước pha 1 muỗng cà phê muối khoảng 10 phút.
- Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Hành boa rô rửa sạch, cắt nhỏ. Ngò rí, hành lá, húng lũi rửa sạch, cắt nhỏ. Xà lách, giá đỗ nhặt, rửa sạch, cho ra rổ để ráo nước.
- Tàu hũ non cắt miếng nhỏ, hình vuông, cho vào chảo với 2 muỗng canh dầu ăn, chiên vàng đều.
- Trong 1 chảo khác, làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn. Cho tàu hũ ky vào, chiên vàng đều trong 5 phút. Vớt tàu hũ ky ra đĩa, để nguội. Tiếp tục sử dụng chảo đó, thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào. Cho cà chua, hành boa rô vào, xào nhanh tay khoảng 5 phút. Rồi bạn cho tàu hũ non, nấm bào ngư vào cùng, đảo nhẹ tay.
8.2.2. Cách nấu nước dùng cho mì Quảng chay
- Cho củ cải trắng, bắp cải, bông cải trắng, 1 muỗng cà phê muối, 1 lít nước vào nồi, nấu sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút. Vớt bỏ phần rau củ, giữa lại nước. Đổ nước dùng đã nấu vào hỗn hợp cà chua, đậu hũ non, nấu sôi. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt cho vừa ăn.
- Rắc hành lá, ngò rí vào, tắt bếp. Sợi mì quảng chần sơ qua nước sôi, vớt ra, cho vào tô nước lạnh để khoảng 10 phút. Cho xà lách, giá đỗ, húng lũi vào tô, thêm sợi mì quảng lên trên. Chan hỗn hợp cà chua, đậu hũ non vào, cho tàu hũ ky, rắc đậu phộng, bánh đa nữa nè. Bạn có thể cho thêm nước tương nếu thấy nhạt.
9. Top 5 địa chỉ bán mì Quảng ngon ở Sài Gòn
Đối với những ngày quá bận bịu trong tuần, bạn không tài nào có đủ thời gian để đầu tư học cách nấu mì Quảng tại nhà hoàn hảo là điều hiển nhiên. Không sao cả, cứ “chạy ngay đi” tới 5 địa điểm ăn uống ở Sài Gòn sau nếu muốn thưởng thức mùi vị mì chất lượng nhất.
9.1. Mì Quảng Mỹ Sơn
Ngay trên mảnh đất Sài Gòn phồn hoa, cái tên Mì Quảng Mỹ Sơn đã phần nào gợi nhớ kí ức quê hương của những người con xa xứ. Nơi này cũng tạo cơ hội cho những vị khách thập phương tìm lại mùi vị lần đầu viếng thăm xứ Quảng. Cách nấu mì Quảng ở Mỹ Sơn có vị đậm đà và tinh tế, tạo cho người ta cảm giác thân thương, gần gũi. Bằng chất giọng miền Trung lao xao mời khách, chủ nhân của Mỳ Quảng Mỹ Sơn đã khiến thực khách nhiều lần chộn rộn nhớ quê xa.
Địa chỉ:
- 9A Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TPHCM.
- 38b Đinh Tiên Hoàng, Phường ĐaKao, Quận 1, TPHCM.
- 262 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TPHCM.
9.2. Mì Xứ Quảng
Mì Xứ Quảng ở Sài Gòn do đích thị người Quảng nấu nên đảm bảo hương vị của nó không khác gì mấy khi bạn ăn mì trên chính đất Quảng. Cách nấu mì Quảng ở đây có nước chan sền sệt, vừa miệng. Rau được dọn sẵn trên đĩa trông rất tươi ngon. Bánh tráng ăn kèm thơm dìu dịu. Các thực khách đều gật gù hài lòng khi thưởng thức hết cả tô mì.
Địa chỉ: 190 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, TPHCM.
9.3. Mì Quảng Phố Thị
Hệ thống Mì Quảng Phố Thị gồm 2 quán với không gian khá lịch sự, ấm cúng. Nhưng có lẽ thu hút khách đến với quán đông nhất vẫn là hương vị của món ăn. Với những ai “sành” món mì Quảng thì đây cũng là địa chỉ nên ghé ăn thử. Quán tập hợp đầy đủ các hương vị đặc trưng của cách nấu mì Quảng truyền thống. Thế nên, đây sẽ là địa chỉ đáng tin cậy và có nhiều lựa chọn dành cho bạn.
Địa chỉ: 50A Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
9.4. Mì Quảng Sâm
Nằm trên đường Ca Văn Thỉnh quận Tân Bình có vẻ hơi xa trung tâm nhưng không vì thế mà quán ít được nhiều người biết đến. Ngược lại, chính vì cách nấu mì Quảng nơi đây trông cực cuốn hút mà không ít người đã “lặn lội đường xa” mong tìm được hương vị mì đích thực. Không gian quán hơi nhỏ, nhất là vào giờ cao điểm thì khá đông khác. Nhưng mọi người vẫn chịu khó đợi một chút để thưởng thức món ăn.
Địa chỉ: 8 Ca Văn Thỉnh, phường 11, quận Tân Bình.
9.5. Mì Quảng Sông Trà
Quán nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Thành Thái nhưng không khó để tìm thấy. Nơi này phục vụ chủ yếu các món miền Trung. Với không gian thoải mái, có những bức tranh về phong cảnh thiên nhiên miền Trung tạo cho thực khách cảm giác thư giãn, thân thiện. Mì quảng có 2 loại lớn nhỏ, tô nhỏ ăn cũng được nhưng không no lắm. Nên quán thường khuyến khích bạn ăn tô lớn. Cách nấu mì Quảng ở đây có vị vừa ăn, đủ vị sườn, tôm, chả, ít nước và ăn kèm bánh phồng tôm.
Địa chỉ: 7/25 Thành Thái, Quận 10, TPHCM.
Hơn cả ăn uống, mì Quảng còn là cốt hồn cốt túy trong ẩm thực Việt Nam. Cách nấu mì Quảng mang đến niềm tự hào lớn lao cho dân tộc ta. Thế nên, nó dễ dàng theo chân những người con xứ Quảng đi khắp các tỉnh thành Việt thậm chí “bản lĩnh” vươn xa ra ngoài quốc tế. Do vậy, không chỉ về miền Quảng, bạn mới được thưởng thức thức quà quê ấn tượng này. Dù đi đâu, ta đều có thể ghé vào một quán ăn, cửa hàng bán món ăn Quảng Nam để được chiêm nghiệm, cảm nhận.
Bảo tiên tổng hợp