1. Hướng dẫn cách ép nước cà rốt nguyên chất đơn giản nhất tại nhà
Cách làm nước ép cà rốt tươi đơn giản nhất tại nhà chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 4 củ cà rốt tươi và ít đá lạnh, đường trắng. Khi sơ chế, bạn dùng dao gọt bỏ phần cuống xanh của củ cà rốt đi, rồi gọt sạch vỏ bên ngoài, xả sơ với nước sạch. Tiếp đến, cắt ngang củ cà rốt làm đôi để dễ lấy nước ép.
1.1. Cách làm nước ép cà rốt bằng máy ép
- Nếu dùng máy ép, bạn tiếp tục cắt các khúc cà rốt theo chiều dọc cho vừa ống vào của máy ép nhé.
- Bạn chỉ cần ráp máy, cắm điện, cho từng miếng cà rốt vào ép, lấy nước.
- Cuối cùng, thêm đường khuấy cùng nước ép cà rốt cho vừa vị là hoàn tất.
1.2. Cách làm nước ép cà rốt bằng máy xay sinh tố
Nếu dùng máy xay sinh tố, bạn cần thái cà rốt nhỏ lại, dạng hạt lựu. Bởi, cách hoạt động của máy sinh tố khác với máy ép, bạn cần xắt nhỏ nguyên liệu để không làm hỏng các lưỡi dao của máy.
Sau khi cắt hạt lựu, bạn cho cà rốt cùng một ít nước lọc vào máy, xay nhuyễn. Sau đó, đổ hỗn hợp qua rây, lọc bỏ phần bã đi, chỉ lấy nước cốt. Pha thêm đường vào ly nước ép cà rốt vừa chắt cho vừa miệng, rồi thêm đá viên vào thưởng thức.
2. Cách làm nước ép dứa cà rốt với mật ong
- Thành phần nguyên liệu nước ép cà rốt: 2 củ cà rốt, nửa trái thơm, 1/2 trái chanh tươi, 1 muỗng canh mật ong nguyên chất.
- Cách sơ chế nguyên liệu: Với thơm, bạn gọt vỏ và bỏ hết phần mắt đen, cắt nhỏ. Với cà rốt, bạn cũng gọt vỏ, thái nhỏ để dễ xay. Với chanh, bạn vắt lấy nước cốt.
- Cách pha chế nước ép cà rốt mật ong và thơm: Cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố, xay nhuyễn khoảng 2 – 3 phút. Sau đó, đổ hỗn hợp qua rây, lọc nước cốt, điều chỉnh hương vị vừa miệng, thêm đá thưởng thức.
3. Cách làm nước ép cam sữa cà rốt
3.1. Nguyên liệu
- Cà rốt tươi: 5 củ (gọt vỏ, cắt hạt lựu)
- Sữa tươi không đường: 250 ml
- Đường cát trắng (điều chỉnh tùy theo khẩu vị ngọt của mỗi người)
- Cam tươi: 1 trái (vắt nước để sẵn)
- Nước đun sôi: 2 ly
- Nước lọc: 1 lít
- Đá viên
3.2. Cách pha chế nước ép cà rốt cam sữa bằng máy xay sinh tố
- Với cà rốt sau khi pha chế, bạn cho vào máy sinh tố, xay nhuyễn cùng ít nước lọc.
- Xay nhuyễn cà rốt khoảng 2 phút, bạn cho toàn bộ phần nước lọc còn lại, với sữa, đường, nước cam vắt vào xay chung. Khi nêm đường, ban đầu bạn nên thêm từng ít một để tránh cho quá nhiều đường vào nhé.
- Bạn đổ hỗn hợp vừa xay vào bình thủy tinh lớn, thêm toàn bộ nước đun sôi vào, đậy nắp bình để ủ. Với cách làm này, nước ép cà rốt ủ càng lâu sẽ càng tiết thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, cùng hương vị thơm ngon nhất của mình.
- Ủ được khoảng 15 – 20 phút thì bạn đổ hỗn hợp nước ép cà rốt qua rây, lọc bỏ bã.
- Cuối cùng, chỉ cần điều chỉnh lại hương vị nước ép cà rốt vừa miệng (thêm nước, đường) là bạn có thể cho đá viên vào và thưởng thức ngay thức uống mát lạnh này rồi.
4. Cách làm nước ép cà chua cà rốt
- Nguyên liệu: 1 củ cà rốt (gọt vỏ, thái nhỏ), và 2 trái cà chua (rửa sạch, cắt nhỏ như cà rốt).
- Cách pha chế nước ép từ cà rốt và cà chua: Lần lượt cho toàn bộ cà rốt, cà chua vào máy ép, lấy nước cốt. Sau đó, có thể khuấy thêm ít đường, nước lọc cho vừa miệng. Cuối cùng, chỉ cần cho đá lạnh vào ly nước ép là có thể thưởng thức được rồi.
5. Cách làm nước ép táo với cà rốt, gừng
5.1. Nguyên liệu
- 1 trái táo lớn, gọt vỏ và cắt bỏ lõi
- 2 củ cà rốt lớn, gọt vỏ
- 1 miếng gừng tươi khoảng 3 cm
- Nước cốt 1/2 trái chanh
- 1,5 cốc nước lọc
5.2. Cách pha chế món nước ép cà rốt gừng với táo
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào máy sinh tố, xay nhuyễn với nhau cho hòa quyện.
- Sử dụng túi lọc, khăn xô, hoặc rây lọc lại nước cốt, bỏ xác.
- Đổ nước ép cà rốt táo, gừng vào ly, có thể thêm đường vào cho cân bằng hương vị, thêm đá thưởng thức.
6. Cách làm nước ép từ củ dền và cà rốt
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: nửa củ dền (gọt vỏ, cắt nhỏ), 1 trái cam (vắt nước, bỏ hột), 2 củ cà rốt (gọt vỏ, rửa nước sơ và cắt nhỏ).
- Cách pha chế nước ép cà rốt củ dền và cam: Lần lượt cho củ dền, cà rốt cắt nhỏ vào máy ép để lấy nước cốt. Cuối cùng, điều chỉnh lại hương vị bằng cách thêm đường, hoặc nước lọc vào, khuấy đều là xong.
7. Hướng dẫn làm nước ép cà rốt ổi
- Nguyên liệu chuẩn bị: 2 trái ổi thường (gọt vỏ ngoài, cắt bỏ phần hột bên trong, cắt thịt ổi thành miếng nhỏ), 6 củ cà rốt (gọt vỏ, cắt nhỏ).
- Cách làm nước ép từ ổi và cà rốt: Bạn cũng cho nguyên liệu vào máy sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, lọc lại nước cốt bằng khăn, hoặc rây. Thêm ít đá viên vào ly nước ép và thưởng thức nhé.
8. Công thức pha chế nước ép cà rốt và cần tây
- Nguyên liệu: 3 củ cà rốt, 300 gram rau cải bó xôi, 2 nhánh rau cần tây. Với cà rốt, bạn cũng gọt sạch vỏ, rửa nước sơ qua, rồi cắt hạt lựu. Với 2 loại rau, bạn cắt gốc, rửa sạch, rồi cắt khúc.
- Cách làm nước ép cà rốt cần tây và cải bó xôi: Cho cà rốt cùng ít nước lọc vào máy sinh tố xay trước. Sau đó, cho 2 nguyên liệu còn lại vào, xay chung. Với công thức này, bạn có thể thêm đường vào xay chung hỗn hợp, tùy khẩu vị. Sau đó, lọc hỗn hợp lại qua rây, lấy nước cốt, thêm đá vào thưởng thức. Bạn cũng thể thực hiện bằng máy ép trái cây để nhanh hơn nhé.
9. Hướng dẫn làm nước ép cà rốt bưởi
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: nửa trái bưởi (lột vỏ, bỏ hột), 1 củ nghệ (gọt vỏ, thái lát), 2 củ cà rốt (gọt sạch vỏ và cắt khúc nhỏ để xay), 1 củ gừng nhỏ (gọt vỏ, thái lát).
- Cách làm nước ép cà rốt bưởi: Bạn chỉ cần cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào máy sinh tố, xay thật nhuyễn mịn, rồi lọc lại bằng rây là xong.
10. Cách làm nước ép cà rốt bắp cải tím độc đáo
Nước ép cà rốt kết hợp với bắp cải tím (Cabbage carrot juice) là công thức món tráng miệng có tác dụng chữa lành mọi vấn đề về dạ dày một cách diệu kỳ (Nguồn: mà không phải ai cũng biết. Hơn nữa, thức uống còn giúp làm sạch thận, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Để tự chế biến món thức uống vừa ngon, vừa bổ dưỡng này, bạn chuẩn bị:
- 1 bắp cải tím lớn
- 1 trái chanh (lột vỏ)
- 2 trái táo tươi (gọt vỏ, bỏ hột, cắt nhỏ)
- 4 củ cà rốt lớn (gọt vỏ, cắt nhỏ)
- 2 miếng gừng tươi khoảng 3 cm (gọt vỏ, thái lát)
Cách làm nước ép cà rốt với bắp cải tím cực đơn giản. Bạn chỉ cần xay nhuyễn tất cả nguyên liệu trong một cái máy sinh tố, rồi lọc lại nước cốt là xong.
11. Cách pha chế nước ép từ cà rốt và chuối
11.1. Nguyên liệu
- Cà rốt gọt vỏ, cắt nhỏ: 2 chén
- Nước lọc: 1,5 chén
- 1 trái chuối chín lớn (bỏ vỏ, thái lát)
- 1 chén dứa tươi cắt nhỏ
- 1/2 muỗng canh gừng tươi xắt lát
- 1/4 thìa cà phê bột nghệ (Xem cách làm bột nghệ nguyên chất đơn giản tại nhà)
- 1 muỗng canh nước cốt chanh (khoảng 15 ml)
- 1 cốc sữa tươi không đường
11.1. Cách làm nước ép cà rốt với chuối, gừng, nghệ
- Cho cà rốt và nước lọc vào máy sinh tố, xay nhuyễn mịn với tốc độ cao.
- Khoảng 2 – 3 phút sau, cho tất cả nguyên liệu còn lại vào xay chung với cà rốt.
- Lọc hỗn hợp qua rây, bỏ xác.
- Điều chỉnh hương vị của nước ép cho vừa miệng (có thể thêm đường, nước lọc, hoặc sữa tươi, gừng, bột nghệ,…).
- Thêm đá vào ly nước ép và thưởng thức.
12. Cách pha chế nước ép cà rốt bí đỏ ngọt ngào kiểu Jamaica
12.1. Nguyên liệu
Cách làm nước ép cà rốt Jamaica nổi tiếng là thức uống có vj ngọt dịu nhờ thành phần chủ lực là gia vị nêm nếm. Nước uống này giàu vitamin, phong phú về màu sắc và hương vị. Để thực hiện công thức này, bạn cần có chiếc máy ép trái cây thật tốt. Trước hết, chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 10 – 12 củ cà rốt (gọt vỏ, cắt nhỏ)
- 3 – 4 chén bí ngô (đã gọt vỏ, bỏ hột)
- 1 lon sữa đặc có đường (Ông Thọ)
- 1 muỗng canh hạt nhục đậu khấu
- 2 thìa cà phê hương vani
- 1 thìa cà phê bột quế
12.2. Cách làm nước ép cà rốt bí đỏ Jamaica
- Lần lượt cho bí ngô, cà rốt vào máy ép lấy nước.
- Thêm sữa đặc, nhục đậu khấu, vani và bột quế vào ly nước ép, khuấy đều.
- Đổ hỗn hợp nước ép vào bình thủy tinh lớn, đậy nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản, khi nào dùng thì đổ ra một ít nhé.
13. Hướng dẫn pha chế nước ép cà rốt với dâu tây
- Nguyên liệu: 4 chén cà rốt đã sơ chế và cắt nhỏ, 1 chén dâu tây cắt cuống và cắt nhỏ, nước cam vắt (2 trái), 3 ly nước lạnh.
- Cách làm nước ép cà rốt dâu tây: Cho cà rốt vào máy sinh tố cùng ít nước lạnh, xay nhuyễn. Sau đó, thêm dâu, nước cam, phần nước lọc còn lại vào xay chung. Món nước uống này đủ vị ngọt rồi nên bạn không cần thêm đường nhé. Cuối cùng, bỏ vài viên đá lạnh vào và thưởng thức thôi nào!
14. Cách pha chế nước ép cà rốt sữa chua và cam
- Nguyên liệu: 1 chén cà rốt thái hạt lựu, 3/4 cốc nước cam tươi, 1/3 cốc sữa chua có đường nguyên chất (xem cách làm sữa chua ngon tại nhà). Đồng thời, đừng quên để sẵn vài viên đá lạnh.
- Cách làm nước ép cà rốt cam pha với sữa chua: Cho cà rốt, nước cam vào máy sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó, thêm sữa chua vào xay chung cùng hỗn hợp ban đầu. Lọc lại nước ép cà rốt sữa chua qua rây, bỏ xác, thêm đá viên và uống.
15. Công thức pha chế nước ép xoài cà rốt
- Nguyên liệu: 2 trái xoài (gọt vỏ, cắt nhỏ, và bỏ hột), 1 củ cà rốt (gọt vỏ, cắt hạt lựu), 1,5 muỗng canh siro (tùy chọn hương vị).
- Cách làm nước ép xoài cà rốt: Cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố, xay nhuyễn, lọc bỏ bã, lấy nước cốt là hoàn tất.
16. Những điều cần lưu ý khi tự làm nước ép cà rốt để uống
16.1. Nước ép cà rốt kết hợp với gì để tăng hương vị tốt nhất?
Khi làm nước ép cà rốt, để tăng hương vị cho thức uống thêm đậm vị và phát huy được hết độ ngon, bạn có thể thêm gừng và nước chanh. Hơn nữa, 2 nguyên liệu này còn có tác dụng làm dịu bao tử, hỗ trợ thanh lọc cơ thể rất tốt.
16.2. Lợi ích đến từ nước ép cà rốt
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California phát hiện ra rằng, những phụ nữ tiêu thụ ít nhất 2 củ cà rốt mỗi tuần có tỷ lệ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn. Đó là nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong loại củ quả này. Trong đó, beta-carotene, lutein và zeaxanthin là chất giúp tăng cường sức khỏe của mắt. Còn vitamin A chứa trong cà rốt thì giúp ngăn ngừa quáng gà, thóa hóa điểm vàng. Ngoài ra, còn một số lợi ích khác từ việc tiêu thụ nước ép cà rốt làm đúng cách khác như:
- Nước ép cà rốt giúp ngăn ngừa ung thu đại tràng, ruột kết.
- Nước ép cà rốt đem đến nhiều tác dụng hỗ trợ hoạt động tim mạch tốt hơn.
- Uống nước ép cà rốt có thể tăng khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol. Từ đó, hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng đẹp hiệu quả.
- Nước ép cà rốt cũng là một nguồn giàu Kali. Thành phần này có thể góp phần vào việc làm giảm huyết áp.
16.3. Những tác dụng phụ của nước ép cà rốt
Cách làm nước ép từ cà rốt dù dễ dàng, nhiều lợi ích, nhưng chúng ta không nên lạm dụng. Trên thực tế, bạn nên kết hợp ăn các món ngon, nước ép từ nhiều loại rau củ quả khác nữa. Bởi, nước ép cà rốt chứa rất ít chất xơ. Việc uống nước ép thường xuyên, quá nhiều mỗi ngày có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Ngoài ra, tình trạng phát triển độc tính vitamin A cũng tăng đáng kể.
16.4. Cách bảo quản nước ép cà rốt tự làm tại nhà
Thời hạn sử dụng cho các loại nước ép cà rốt tươi tự làm là khoảng 48 giờ. Để đạt được hạn sử dụng này, bạn cần bảo quản nước ép trong hũ/ bình thủy tinh, đậy nắp kín. Để dự trữ nước ép cà rốt bảo quản lâu, vị ngon, bạn nên khuấy chung khoảng 2 cốc nước chanh tươi, hoặc nước cam vắt nhé.
16.5. Có nên uống nước ép cà rốt hàng ngày hay không?
Mặc dù nước ép cà rốt đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cung cấp dưỡng chất dồi dào, nhưng bạn cần tiêu thụ thức uống này đúng cách và uống với liều lượng vừa phải. Thế nên, việc uống nước ép cà rốt mỗi ngày không giúp bạn tận dụng được hết công dụng đến từ món nước ép thơm ngon này.
Nếu muốn sử dụng mỗi ngày, bạn nên dùng 1 cốc nước ép pha chế từ 2 gram cà rốt. Bởi, trong cà rốt có rất ít chất xơ. Cách làm nước ép cà rốt tương đương với tiêu thụ cà rốt sống. Trong khi đó, mức chất xơ cần tiêu thụ mỗi ngày của một người là: 5% ở đàn ông và 8% ở phụ nữ. Ngoài ra, như đã nói ở trên, lượng beta-carotene quá mức có thể làm thay đổi màu da của bạn.
16.5.1. Có nên uống nước ép cà rốt vào buổi sáng hay không?
Đối với những người thích, hoặc thường xuyên phải tham gia tiệc tùng, cách làm nước ép cà rốt đơn giản là công thức bạn cần ghi nhớ để uống vào sáng hôm sau. Bởi, đây là một loại nước giải rượu vô cùng “thần kỳ”. Không chỉ làm sạch, giải độc gan, nước ép cà rốt còn giúp bạn mau khỏe, giảm triệu chứng nôn ói.
16.5.2. Có nên uống nước ép cà rốt vào buổi tối hay không?
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên uống nước ép trái cây, hay rau củ tươi, vào thời điểm trước bữa ăn tối. Điều này sẽ giúp tăng cường vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên uống nước ép cà rốt vào thời điểm trước khi đi ngủ nhé. Bởi, nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, gây nguy cơ đau dạ dày. Vì vậy, xin vui lòng không uống nước ép trái cây vào ban đêm, kể cả cách làm nước ép cà rốt này.
16.6. Có nên uống nước ép cà rốt trong khi mang thai?
Câu trả lời là có. Uống nước ép cà rốt trong thai kỳ giúp làm sạch gan, tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng, cải thiện làn da. Đồng thời, cách làm nước ép cà rốt để uống còn giúp giảm lượng đường trong máy, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, dùng nước ép cà rốt trong 3 tháng cuối thai kỳ giúp giảm khả năng gây bệnh vàng da ở trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý uống nước ép từ cà rốt với liều lượng hợp lý, không lạm dụng, không quá thường xuyên. Điều này giúp tránh những tác dụng phụ của nguồn thực phẩm này đã nêu ở trên.
17. Một ly nước ép cà rốt bao nhiêu calo?
Theo ước tính của chuyên trang Nutritionix, 1 ly nước ép cà rốt (khoảng 236 gram) chứa 94 calo (Carrot Juice’s nutrition). Trong đó, chất béo chỉ chiếm 1%, còn lại là chất xơ, các vitamin và dưỡng chất. Thế nên, không gì tuyệt vời hơn khi bổ sung nước ép cà rốt vào thực đơn giảm cân hiệu quả của mình.
Cách làm nước ép cà rốt kết hợp nhiều hương vị từ nguyên liệu trái cây, loại rau củ quả khác là một phương pháp đơn giản giúp bạn hấp thụ đầy đủ dưỡng chất có trong cà rốt mà không tốn nhiều thời gian chế biến. Những gì bạn cần chỉ là một chiếc máy ép trái cây, hoặc máy xay sinh tố loại đơn giản ở nhà. Cà rốt sẵn có quanh năm, khi cần thì ra chợ mua số lượng nhiều để dành. Hè đến rồi, hãy giúp cả nhà giải nhiệt thanh mát, làm đẹp dễ dàng với cách pha chế nước ép cà rốt đơn giản trên đây nhé.
Trúc Nguyễn dịch và tổng hợp