1. Cách chọn gà cúng tất niên đúng chuẩn
Cách luộc gà cúng tất niên là công thức làm món ngon đòi hỏi khâu chọn lựa nguyên liệu kỹ càng. Bạn nên chọn gà khỏe mạnh, nhanh nhẹ, có mào đỏ tươi, lông mượt. Dáng gà vẫn còn nhanh nhẹn và linh hoạt, mỏ gà không có hiện tượng chảy nhớt.
Đồng thời, cần quan sát chọn chân gà thẳng, sáng bóng, và có màu váng đều. Ức đầy đặn, cẳng có màu vàng ươm, mềm mại,…Đây đều là những dấu hiệu gà khỏe mạnh. Ngoài ra, khi chọn mua gà nên lật cánh gà xem có bị tiêm thuốc không. Nếu thấy chấm đỏ, vùng da xung quanh đó bị phồng lên, có vệt đen thì không nên chọn.
2. Hướng dẫn cách sơ chế gà cúng chuẩn đẹp
Làm gà là một trong những công đoạn sơ chế khiến nhiều chị em e ngại. Nếu bạn nằm trong số này, thì nên nhờ người khác làm gà thay nhé. Còn nếu có thể, hãy thực hiện các hướng dẫn cắt tiết, sơ chế gà như dưới đây.
2.1. Cắt tiết gà
Cách luộc gà cúng tất niên sẽ vô cùng đẹp mắt nếu bạn cắt tiết gà đúng cách. Trước hết, bạn vặt lông dưới tai (hoặc nhổ lông dưới cổ nếu là gà mái) gà, rồi dùng dao sắc cắt một nhát không quá sâu thật khéo léo. Khi gà chảy hết tiết và chết hẳn, mới cho gà vào chậu. Không để gà vào chậu khi chưa chảy hết tiết nhé. Vì khi này, gà có thể vẫn còn giãy giụa, dễ gây tổn thương các mạch máu, thậm chí có thể gãy cánh ảnh hưởng đến dáng gà sau khi luộc.
Sau đó, dùng một cái bát nhỏ sach đựng tiết gà, cho thêm một chút nước cho bở. Lúc cắt tiết, nên hạ thấp đầu gà xuống dưới thấp hơn so với phần thân, để cho tiết chảy hết ra ngoài. Cách luộc gà cúng tất niên không nên bóp đầu gà khi cắt tiết. Mục đích là để tránh tích tụ máu bầm, khi luộc gà không bị thâm đen lại.
2.2. Công đoạn vặt lông gà
- Nhúng gà đã sơ chế vào nước nóng khoảng 70 độ C. Không để nước quá nóng (>70 độ C) để tránh luộc gà cúng không bị nứt da nhé.
- Nhổ cho thật sạch lông gà lần nữa, rồi bóc màng chân. Đối với chân gà, bạn nên ngâm trong nước nóng khoảng 30 giây để bóc màng chân dễ dàng hơn.
- Xát muối toàn thân gà với muối, chanh để da sạch hơn. Đồng thời, để khử mùi lông gà hiệu quả, rửa gà lại nhiều lần cho thật sạch.
2.3. Công đoạn mổ gà
- Cắt đứt đoạn da ở diều, lôi diều và cuống họng ra, cắt ngang bụng dưới ở vị trí cách hậu môn 2 – 3 cm với độ dài vết cắt chừng 4 cm.
- Lấy nội tạng ra, khoét hậu môn để lòng rời khỏi thân gà.
- Sau đó, làm sạch lòng gà, để ráo nước.
3. Cách luộc gà cúng tất niên đẹp không bị nứt da với công thức đơn giản
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 con gà trống hoặc gà mái tơ
- Vài nhánh hành lá
- 1 củ gừng to
- 1 củ nghệ
2.2. Các bước luộc gà cúng ngày Tết
Bạn nên buộc cố định gà trước khi luộc để giữ gà có dáng đẹp, không bị nát. Cách luộc gà cúng tất niên được tiến hành gồm các bước sau:
- Cho gà vào một cái nồi lòng sâu, đổ nước vào ngập toàn bộ gà, bật bếp lửa nhỏ để nước sôi lên từ từ.
- Nên để gà trong tư thế nằm úp sấp xuống khi luộc. Thấy nước trong nồi sôi lăn tăn thì vặn lửa nhỏ lại, cho chén tiết gà vào luộc cùng.
- Để luộc gà cúng ngon đẹp nhất, bạn nên nêm nếm thêm ít muối. Rồi bạn lần lượt cho các nguyên liệu gừng, hành vào nồi luộc cùng gà cho thơm.
- Khi thấy gà nổi lên trên, nước luộc có nhiều váng mỡ, thì bạn bắt đầu kiểm tra xem gà chín chưa. Bằng cách lấy tăm xiên qua thịt gà, nếu thấy thịt mềm, chảy ra nước màu trắng thì gà đã chín.
- Tắt lửa, đậy kín nắp thêm 5 – 10 phút nữa mới vớt gà ra.
- Cách luộc gà cúng tất niên da không nứt tốt nhất là sau khi luộc, bạn nhúng gà vào một thau nước lạnh. Sau đó, vớt ra để nguội, ráo nước.
- Để luộc gà cúng vàng đẹp, bạn dùng mỡ gà đã thắng với bột nghệ thoa lên da gà để có lên màu vàng bóng, óng ả hấp dẫn.
2.3. Trang trí gà lên mâm cỗ cúng ngày Tết
Đặt gà luộc vào chính giữa dĩa to, để một bông hoa hồng hoặc một bông hoa ớt đã tỉa vào miệng cho gà ngậm. Tạo dáng buộc gà cúng đẹp giữ cho đầu gà vươn cao đẹp mắt. Các bộ phận mề, gan thì đặt bên dưới bụng gà.
4. Khám phá mâm cỗ gà cúng Tất niên 3 miền đậm đà hương sắc Việt
Mâm cỗ luộc gà cúng ngày Tết ở mỗi miền nhìn chung đều có nét giống nhau. Tuy nhiên, do mỗi vùng đều có đặc sản riêng ngày Tết, nên thành phần bài trí mâm cúng sẽ có ít nhiều khác biệt. Trong đó, có lẽ mâm cỗ cúng Tết miền Bắc có phần bài bản hơn. Đặc trưng mâm cúng người Bắc là luôn có dĩa xôi gấc chỉn chu, dưa hành hấp dẫn. Đây chính là biểu tượng của sự sung túc, may mắn của gia đình trong năm mới.
Mâm cỗ cúng Tết của người Trung lại nhấn mạnh yếu tố bảo quản hơn là trang trí. Thay cho dưa hành của người Bắc, người Trung dùng các món nguội, món “cuốn” đặc trưng cho cúng Giao thừa, Tất niên. Chẳng hạn như các món nem chua, tré, chả phụng, thịt luộc cuốn rau sống, bánh tráng,…Theo đúng quy chuẩn cúng kiếng cung đình, mâm cỗ còn được bày biện với bộ tam sinh gồm thịt trâu, heo, dê sống – chưa hề qua chế biến.
Mâm cúng Tất niên của người miền Nam thì ít mang nặng tính lễ nghi, cầu kì hơn. Với đặc tính đất đai, trái cây trù phú quanh năm, mâm cơm dâng cúng của người Nam luôn có bánh tét đặc trưng cho ý nghĩa này. Cách luộc gà cúng Tất niên miền Nam cũng đơn giản hơn, có thể chặt sẵn, hoặc xé phay trộn gỏi gà,…Ăn kèm với tôm khô, củ kiệu,…là đúng chuẩn.
Vậy là chị em đã hoàn thành món gà luộc thơm ngon, hấp dẫn để bày cúng trên mâm cỗ dịp Tất niên. Cách luộc gà cúng tất niên đòi hỏi chị em phải khéo léo ngay từ khâu chọn gà, cắt tiết, cho đến bí quyết luộc gà ngon. Gà luộc cúng đẹp mắt về tâm linh không chỉ thể hiện tấm lòng tốt đẹp mà con cháu gửi đến tổ tiên nhân dịp tết. Đây còn là sự dự báo về một năm mới vui vẻ và tốt lành. Vì thế, chị em nên chuẩn bị thật chỉn chu món luộc này để đem đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình trong năm mới nhé.
Ngọc Trằm tổng hợp