1. Các công đoạn luộc gà cúng ngày Tết vàng đẹp mắt
1.1. Làm thịt gà
Cách luộc gà cúng ngày Tết muốn đẹp mắt, bạn cần kỹ lưỡng ngay từ khâu làm gà và sơ chế. Trên thực tế, nhiều người – nhất là các bạn nữ – vẫn chưa biết cách làm gà sạch lông, giữ dáng đẹp mắt. Đừng lo lắng, “bí kíp” dưới đây sẽ giúp bạn:
- Gà mới mua về thường bị trói cánh và 2 chân. Thế nên, bạn cần cho gà nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 3 giờ để hết tụ máu bầm rồi mới cắt tiết.
- Cách luộc gà cúng ngày Tết phải đẹp mắt, nên khi làm gà, bạn cắt tiết thật tỉ mỉ, chính xác. Đường cắt không được quá to, cắt 1 đường nhỏ dưới phần cổ không quá sâu, chỉ đủ để máu nhỏ xuống là được.
- Chuẩn bị sẵn 1 thau nước sôi, vừa cắt tiết xong thì nhúng gà vào thau nước sôi, bắt đầu vặt lông. Bạn lưu ý phải chắc chắn lúc cắt tiết thì gà đã chết hẳn, không còn vùng vẫy nữa nhé.
- Sau đó, mổ hậu môn gà moi toàn bộ nội tạng ra làm sạch sẽ.
1.2. Ướp và tạo hình cho gà cúng
Cách luộc gà cúng ngày Tết định hình dáng gà dễ dàng hơn nếu bạn tạo hình cho gà ngay trước khi luộc.Có rất nhiều cách buộc gà cúng đẹp cho mâm cỗ ngày Tết thêm hấp dẫn. Trong số đó, cách tạo dáng gà cánh tiên được áp dụng phổ biến nhất bởi ý nghĩa tốt đẹp cùng quá trình thực hiện dễ dàng. Cách buộc gà cúng cánh tiên ngày Tết được tạo dáng như sau:
- Đan chéo 2 chân gà vòng qua nhau, cổ gà ngửa cao lên, 2 chân gà nhét gọn vào bên trong bụng.
- Dùng dây lạc buộc để cố định các bộ phận gà, rồi cho vào nồi.
- Nếu là gà đã làm sẵn bỏ trong ngăn đông, thì cần xả lạnh gà đến khi tan đông thì mới buộc tạo hình.
- Ướp 1 ít muối lên xung quanh, bên trong ruột gà.
- Đồng thời, vỗ gà nhẹ nhàng cho gia vị thấm vào thịt.
- Cắt lát gừng và củ hành tím cho vào bên trong bụng gà để khử mùi, tăng thêm hương vị.
1.3. Cách luộc gà cúng ngày Tết từng bước cực ngon
- Chuẩn bị 1 nồi nước có kích thước vừa phải để gà vào.
- Bắt đầu luộc gà ngay từ khi nước còn lạnh, đến khi thịt sôi thì vớt bỏ bọt.
- Có thể thêm gừng bỏ vào cho thơm, rồi nêm nếm 1 chút gia vị cho vừa ăn.
- Khi gà đã chín, vớt ra ngâm vào trong nước lạnh đến khi nguội hẳn rồi mới để ráo nước. Làm như vậy, da gà sẽ giòn hơn, thịt mọng nước. Hơn nữa, cách luộc gà cúng ngày Tết kiểu này sẽ giúp luộc gà cúng không bị nứt da, hay bị khô khi để lâu bên ngoài.
1.4. Một số cách trang trí gà cúng cho mâm cỗ ngày Tết
- Gà chín, vớt ra ngoài khéo léo để không làm ảnh hưởng đến dáng gà.
- Lúc này, cà nhuyễn bột nghệ rồi pha với 1 ít mỡ gà đã chuẩn bị sẵn tạo thành hỗn hợp. Bạn bắt đầu phết hỗn hợp này đều lên thân gà để món ăn trông bắt mắt hơn.
- Cách luộc gà cúng ngày Tết theo hướng dẫn này sau khi chín sẽ có màu vàng ươm, căng bóng rất đẹp mắt.
- Cắt hết dây lạc buộc gà rồi bày ra dĩa.
- Gà cúng mâm cỗ Tết phải để cả nguyên con chứ không được cắt nhỏ ra.
- Cách luộc gà cúng ngày Tết sau khi bày ra mâm, cần chỉnh sửa lại hình dáng gà lần nữa cho phù hợp nhất. Có thể cho gà ngậm hoa theo đúng tục lệ cúng Tết của từng địa phương.
2. Một số lưu ý khi luộc gà cúng ngày Tết đẹp mắt
- Để tránh tình trạng gà luộc bị nứt da thì nên cho gà vào nồi nước lạnh, rồi mới bắc nồi lên luộc. Không đợi nước sôi mới thả gà vào. Khi nước vừa sôi, thì phải giảm lửa nhỏ ngay, nước sôi lửa lớn sẽ làm nứt thịt gà.
- Khi nước sôi tầm khoảng 5 phút thì tắt bếp, nhưng phải đậy kín nắp nồi khoảng 15 phút ủ hơi nóng để gà tiếp tục chín hoàn toàn. Cách luộc gà cúng ngày Tết mất khoảng 20 – 40 phút để luộc chín một con gà – tùy vào cân nặng.
- Không đổ nước quá nhiều vào nồi luộc gà, vì sẽ làm gà bị lật, không chín đều thịt.
- Cần phải thường xuyên vớt bọt, để nước luộc gà trong, cũng như không dính tạp chất vào thịt gà.
Cách luộc gà cúng ngày Tết mà bài viết vừa chia sẻ cần được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ. Có như vậy, gà luộc sau khi hoàn thành mới có hình dáng và màu sắc thật bắt mắt. Ông bà ta có quan niệm, gà là lễ vật cầu may cho một năm mới. Vì thế, hãy nhanh tay ghi chú lại công thức làm món ngon trên đây và trổ tài nội trợ khoe cả gia đình nhé.
Nguyễn Như tổng hợp