1. Hướng dẫn làm giấm táo mèo tại nhà không cần giấm gạo
Giấm táo làm như thế nào đúng cách vừa đảm bảo độ nguyên chất, thơm ngon, vừa tận dụng được các tác dụng làm đẹp, giảm cân hiệu quả là điều mà hầu như chị em nội trợ nào cũng đang tìm kiếm. Trong số các nguyên liệu làm dấm táo, thì táo mèo được sử dụng phổ biến nhất. Đây là giống táo được trưng chỉ có vùng núi Tây Bắc nước ta, cực thơm và vị ngon “có một không hai”. Để tự nuôi giấm táo mèo, bạn chuẩn bị các thành phần nguyên liệu sau đây.
1.1. Nguyên liệu làm dấm táo mèo
- 3 kí táo mèo loại tươi, ngon, không bị dập trái
- 1 trái chuối tây tươi
- 2,5 – 3 lít nước nấu sôi và để cho hơi ấm
- Dụng cụ: Hũ sành/ thủy tinh (dung tích ít nhất 3 lít), 1 tấm vải mỏng.
1.2. Cách chọn táo mèo tươi, ngon
Cách làm giấm táo mèo có thành công hay không tùy thuộc đến 70% vào bước chọn nguyên liệu. Theo đó, bạn nên chọn táo mèo trái còn tươi, mùi thơm nồng, vừa ngả màu chứ chưa chín, mà cũng không còn xanh, non. Có như vậy thì dấm táo sau khi chế biến mới có màu sắc đẹp chuẩn và quá trình lên men nhanh, giúp tiết kiệm thời gian ủ.
1.3. Cách làm giấm táo mèo tại nhà đúng chuẩn Tây Bắc
1.3.1. Cách sơ chế táo mèo
- Với táo, bạn xả nước sạch nhiều lần.
- Sau đó, cho toàn bộ táo vào thau nước muối pha loãng để ngâm khoảng 10 – 15 phút.
- Tiếp đến, xả nước lần nữa cho táo mèo sạch hoàn toàn, rồi vớt ra rổ.
- Đợi táo khô nước, bạn gọt bỏ 2 đầu trái, rồi cắt đôi, cắt miếng mỏng vừa, giữ lại hạt.
1.3.2. Cách ngâm giấm táo mèo mà không cần giấm gạo
- Trước hết, bạn đổ phần nước đã nấu để ấm ấm vào hũ thủy tinh trước.
- Từ từ cho toàn bộ phần táo mèo đã làm sạch vào ngập nước trong hũ.
- Cho trái chuối vào hũ, đậy nắp chặt (không cần quá kín) để oxy vào trong hũ và thực hiện quá trình lên men. Đồng thời, phủ lớp vải mỏng lên trên hũ để tránh hiện tượng kim loại trên nắp hũ tiếp xúc giấm dẫn đến phản ứng hóa học.
- Đặt hũ ngâm giấm táo ở nơi có nhiệt độ khô, thoáng, không ẩm mốc, sạch sẽ.
- Tầm 3 – 4 tuần là cách làm giấm táo lên men đúng chuẩn, bạn có thể mở nắp hũ và lấy thành phẩm ra để sử dụng cho việc làm đẹp, chế biến món ăn nhé.
1.4. Làm gì khi ngâm giấm táo bị nổi váng?
Trong suốt quá trình lên men, bạn có thể dễ dàng nhận thấy có một lớp váng trắng trong hũ ngâm giấm táo. Đây là hiện tượng bình thường (dấu hiệu lên men), không phải giấm bị hư hay mốc, ẩm gì cả. Cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng muôi vớt bỏ hết phần váng đó là được. Khi này, giấm táo sẽ trong màu đẹp mắt.
1.5. Yêu cầu thành phẩm khi tự làm giấm mèo tại nhà
- Về màu sắc, cách làm giấm táo đúng chuẩn sẽ có màu hơi vàng, và rất trong (nhờ vớt lớp váng).
- Về hương vị, khi mở nắp hũ nhâm, hương thơm nồng sẽ nhanh chóng xộc vào mũi bạn, kèm theo đó là hơi chua rất đặc trưng của giấm.
1.6. Một số mẹo ngâm giấm táo mèo lên men nhanh và chuẩn hơn
- Thông thường, để chế biến giấm trái cây, bạn nên dùng nguyên liệu giấm gạo để thúc đẩy quá trình lên men thuận lợi và nhanh hơn. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng giúp giấm táo của bạn có vị chua thanh ngon hơn nữa.
- Cách làm giấm táo có vị chua ngọt ngon hơn nếu bạn tẩm ít đường với táo mèo sau khi sơ chế. Bước này cũng giúp quá trình ủ dấm lên men rút ngắn thời gian hơn.
1.7. Cách bảo quản giấm táo tự làm tại nhà
Giấm táo làm như thế nào đúng cách đã rất đơn giản, công đoạn bảo quản còn dễ dàng hơn. Bởi, tự công thức giấm đã có chất bảo quản rồi, sau khi ủ lên men, bạn chỉ cần chiết giấm ra các hũ thủy tinh/ sành/ sứ nhỏ hơn sử dụng dần là được. Bạn lưu ý, giấm táo sau khi ủ thì để khoảng 3 tuần – 1 tháng sau mới sử dụng nhé. Ngoài ra, không cần cho giấm táo vào tủ lạnh, tránh làm ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
Lâu lâu, bạn sẽ thấy hũ giấm táo nổi men (giống lớp váng trắng), nhưng đừng vội bỏ đi vì nghĩ giấm bị hư. Bạn chỉ cần đổ giấm qua rây, lọc bỏ phần váng, hoặc vớt bằng muôi cho sạch là sử dụng được như bình thường.
2. Hướng dẫn cách làm dấm táo bằng giấm gạo
2.1. Nguyên liệu
- Giấm gạo nguyên chất: 500 ml
- Táo đỏ (hoặc thay bằng táo xanh, táo mèo,…đều được): 300 gram
- Đường cát: 300 gram
- Muối ăn: 50 gram
- Dụng cụ: Hũ thủy tinh (tráng trước với nước sôi để khử trùng).
2.2. Cách làm giấm táo bằng giấm gạo
- Bạn thực hiện công đoạn sơ chế và ngâm nước muối để khử sạch táo tương tự công thức thứ nhất ở trên. Sau đó, dùng dao cắt táo thành các miếng mỏng.
- Xếp táo thành một lớp đều nhau xuống đáy hũ.
- Tiếp đến, rải một lớp đường cát lên trên lớp táo cho đều nhau.
- Cứ thực hiện xếp một lớp táo, một lớp đường xen kẽ với nhau như thế cho đến khi hết nguyên liệu và đầy bình, miễn sao lớp đường xếp lên cuối cùng là được.
- Rót giấm gạo vào hũ táo tẩm đường cho ngập nguyên liệu.
- Đậy nắp, để hũ ngâm dấm táo ở nơi có nhiệt độ ổn định, mát mẻ. Cách làm giấm táo này mất khoảng 3 tháng để lên men đúng chuẩn. Khi nào, các miếng táo tươi bắt đầu teo quắt lại, ngả màu, tiết ra nước giấm vừa ngon, vừa bổ dưỡng. Để bảo quản, bạn có thể cho giấm táo vào hũ thủy tinh nhỏ hơn, đậy nắp kín.
3. Cách làm giấm táo mèo hữu cơ đơn giản nhất tại nhà
3.1. Nguyên liệu
- Táo mèo tươi (hoặc loại táo khác cũng được, trừ táo tàu): 1 trái
- Đường trắng: 3 thìa cà phê
- Nước lọc: 300 ml
- Dụng cụ: 1 tô sành (hoặc thủy tinh), 1 khăn xô, 1 hũ thủy tinh có nắp, 1 cái đĩa nhỏ.
3.2. Cách làm dấm táo mèo hữu cơ
- Ngâm táo với nước muối loãng tầm 20 – 30 phút, rồi gọt vỏ 2 đầu, bổ trái ra làm 2, cắt mỏng. Cách làm giấm táo này khác với công thức thứ nhất là bạn không giữ lại hạt táo nhé.
- Trong tô sạch, cho táo vào tẩm với đường, xóc đều.
- Đổ nước lọc vào tô sao cho ngập táo.
- Đè đĩa nén táo xuống ngập nước, rồi phủ khăn xô lên trên.
- Đặt tô táo ủ ở nơi có không khí thoáng, mát.
- Khoảng 7 – 10 ngày thì có thể lấy giấm táo hữu cơ ra sử dụng.
3.3. Giấm táo hữu cơ là gì?
Cách làm giấm táo không sử dụng con giấm tinh chế, mà sử dụng nguyên liệu táo tươi tự nhiên, được lựa chọn theo tiêu chuẩn tươi, sạch rồi ủ lên men thì sẽ tạo nên giấm táo hữu cơ. Theo các nhà khoa học, trong trái táo tươi có một chất hoạt động như một con giấm – tên là mother. Chất này có màu nâu hơi sẫm, dạng đám mây. Nhờ đó mà dấm táo sẽ lưu giữ được đầy đủ lợi ích tốt đối với sức khỏe mà các giấm tinh chế đã bị giảm bớt sau khi trải qua quá trình dùng nhiệt thanh trùng.
4. Cách làm giấm táo với mật ong
4.1. Nguyên liệu
- Táo thường: 3 trái
- Nước lọc: 800 ml (hoặc điều chỉnh sao cho ngập táo trong hũ thủy tinh)
- Mật ong nguyên chất: 1 thìa cà phê (khoảng 4 gram)
4.2. Cách ngâm lên men giấm táo từ mật ong
- Táo ngâm nước muối, xả nước lạnh cho sạch. Sau đó, cắt táo thành các khối vuông nhỏ, giữ cả vỏ táo và phần lõi đen.
- Cho toàn bộ táo vào hũ thủy tinh.
- Đổ nước lọc vào sao cho ngập táo.
- Thêm mật ong vào hũ, khuấy đều hỗn hợp. Cách làm giấm táo bằng cách ngâm mật ong này lên men rất hiệu quả, nhưng không bằng cách dùng đường tẩm táo.
- Đậy hũ thủy tinh bằng một tấm vải mỏng, hoặc khăn xô, đợi 3 – 6 tuần cho giấm táo lên men.
- Mỗi ngày, nhớ mở nắp bình, khuấy đều, vớt lớp váng men cho hỗn hợp giấm táo trong màu nhé. Giấm táo lên men càng lâu thì hương vị càng chua, độ axit mạnh. Thế nên, bạn có thể nếm xem dấm táo đã lên men với độ chua mong muốn hay chưa, nếu chưa, có thể ủ thêm cho đến khi vừa ý thì thôi.
5. Công dụng trong chế biến món ngon, làm đẹp của giấm táo
5.1. Cách làm giấm táo mật ong giảm cân, trị ho
Một trong những nguyên tắc để giảm cân hiệu quả là hạn chế lại cơn thèm ăn. Theo Healthline, uống giấm táo hữu có thể sẽ đem đến tác dụng cực hữu ích trong việc rèn luyện lại thói quen ăn uống ít để giảm trọng lượng cơ thể. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy, dấm táo có thể ức chế các vùng não kiểm soát sự thèm ăn. Nhờ đó, dẫn đến việc hấp thụ lượng calo ít hơn theo thời gian, hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả. Một trong các công thức làm nước uống giảm cân làm từ giấm táo là kết hợp với mật ong như sau.
- Pha 1 muỗng canh giấm táo với 2 thìa cà phê mật ong trong 1 cốc nước ấm, khuấy tan đều.
- Uống hỗn hợp vào mỗi buổi sáng để tận dụng hiệu quả giảm cân. Hoặc, nếu bạn đang bị ho, viêm họng, có thể uống hỗn hợp này để làm dịu cổ họng.
5.2. Cách làm nước sốt salad rau trộn từ giấm táo mật ong
- Nguyên liệu: 1 nhánh hẹ nhỏ (rửa sạch, xắt khúc), 1/3 chén dầu oliu, 1 chén giấm táo, 2 thìa cà phê mù tạt, 2 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê muối ăn, 1 thìa cà phê tiêu xay, ít rau củ theo khẩu vị (cà chua, rau xà lách,…).
- Cách làm salad rau trộn với giấm táo: Cho hẹ, dầu oliu, giấm táo, mù tạt, mật ong, muối, tiêu xay vào máy sinh tố, xay nhuyễn khoảng 30 giây cho sánh mịn. Sau đó, chỉ cần đổ hỗn hợp nước sốt này trộn với các loại rau củ đã sơ chế, để yên 15 phút là có thể thưởng thức được ngay.
- Nếu làm với số lượng lớn, bạn có thể cho nước sốt vào hũ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh sử dụng dần nhé. Món nước sốt (Công thức gốc của Healthy Seasonal Recipes) dùng trong tối đa 1 tuần.
5.3. Cách làm toner trắng da bằng giấm táo
- Chuẩn bị: nửa chén giấm táo tự làm, 1/2 chén nước lọc sạch và 1 hũ thủy tinh đã tráng nước sôi khử trùng, phơi ráo.
- Cách làm giấm táo dưỡng trắng da: Pha giấm với nước lọc với nhau thật đều, rồi đổ vào chai, lắc nhẹ cho hỗn hợp hòa quyện.
- Nhúng miếng bông tẩy trang, hoặc bông gòn vào toner và thoa đều lên da mặt. Khoảng 2 phút sau thì rửa mặt lại với nước sạch. Thực hiện công thức làm đẹp này 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để cảm nhận rõ ràng hiệu quả dưỡng trắng da của giấm táo nhé.
5.4. Cách làm giấm táo trị mụn
Giấm táo có lợi ích kháng khuẩn nhờ sở hữu axit axetic, cùng lượng nhỏ axit citric, lactic và succinic. Các thành phần này giúp tiêu diệt P. acnes – một loại vi khuẩn gây nên mụn. Thế nên, hãy thử hỗn hợp sau để trị mụn, làm sạch da mặt nhé:
- Pha 1 phần giấm táo với 3 phần nước lọc trong một cái chén sạch.
- Thoa đều hỗn hợp lên da tay thử xem da có hợp không. Nếu không có vấn đề gì thì có thể thoa hỗn hợp đều lên da mặt, khoảng 20 – 30 giây sau thì rửa mặt lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể pha bột trà xanh với giấm táo thay cho nước cũng được. Với các nàng da dầu, cách làm giấm táo pha bột trà xanh sẽ tỏ ra vô cùng hữu hiệu trong việc giúp bạn kiểm soát lượng dầu nhờn trên da mặt đấy.
6. Ăn giấm táo, hoặc pha nước uống, có tác dụng gì?
Không chỉ để chế biến món ăn, mà các công thức nước uống pha với giấm táo có thể đem đến những tác dụng sau:
- Giúp cơ thể duy trì độ pH, ngăn ngừa nguy cơ phát triển tế bào ung thư
- Khắc phục một số vấn đề liên quan đến sức khỏe hệ tiêu hóa
- Giảm nguy thiếu Kali
- Khi nhức đầu, dùng một cái khăn nhúng vào giấm táo, rồi vắt kỹ. Chườm khăn này lên trán sẽ giúp bạn giảm đau đầu rất hiệu nghiệm.
7. Bốn nguyên tắc tuyệt đối tránh khi sử dụng giấm táo
- Uống giấm táo mà không pha loãng.
- Sử dụng lượng giấm táo càng nhiều càng tốt (mỗi người chỉ sử dụng lượng nhỏ phù hợp với tình trạng làn da, sức khỏe riêng của mình).
- Áp dụng trực tiếp giấm táo lên da mặt, đặc biệt là trong thời gian dài.
- Trộn giấm táo với các thành phần axit mạnh, gây khó chịu khác.
Tóm lại, những hướng dẫn cách làm giấm táo tại nhà chi tiết trên đây vừa đơn giản, giúp bạn dễ thực hiện từng bước, vừa đảm bảo lưu giữ được toàn bộ enzyme, men vi sinh tốt cho việc giải độc, làm nguyên liệu nấu ăn, hoặc chế biến dược liệu dưỡng da, làm đẹp hiệu quả. Dấm táo là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, có vô số công dụng. Thế nên, từ nay hãy tiết kiệm một khoản chi phí nhỏ bằng cách tự làm dấm táo tinh khiết tại nhà, để sử dụng dần nhé!
Thùy Trâm tổng hợp